day

,

00

/

month

/

0000

Tiếng Việt

English

Hội Văn nghệ dân gian tỉnh Phú Thọ

HỘI VĂN NGHỆ DÂN GIAN TỈNH PHÚ THỌ

Tên Hội: Hội Văn nghệ dân gian tỉnh Phú Thọ

Đại hội lần thứ: IV, nhiệm kỳ 2018 - 2023. Năm Đại hội: 2018

Chủ tịch: Phạm Bá Khiêm.    Nam (nữ): Nam.    Điện thoại: 0913 351 845

Phó Chủ tịch: Đặng Đình Thuận. Nam (nữ): Nam. Điện thoại: 0912 068 820

Địa chỉ: SN 34, tổ 35A, khu 16, phường Gia Cẩm, Việt Trì, Phú Thọ.

Điện thoại: 

Email: dangdinhthuandt@gmail.com

ĐIỀU LỆ HỘI VĂN NGHỆ DÂN GIAN TỈNH PHÚ THỌ

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Hội Văn nghệ dân gian Phú Thọ (VNDG Phú Thọ) là tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp của những người sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến và truyền dạy văn hóa, văn nghệ dân gian trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Những công dân cư trú trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tự nguyện tham gia hoạt động sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến, truyền dạy văn nghệ dân gian và tích cực tham gia các hoạt động của Hội đều có thể trở thành hội viên hội VNDG Phú Thọ.

Hội VNDG Phú Thọ hoạt động theo đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng và Pháp luật của Nhà nước. Hội đặt dưới sự quản lý nhà nước và sự bảo trợ trực tiếp của Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Phú Thọ.

Trụ sở Hội đặt tại Sở VHTT Phú Thọ.

Hội Tự nguyện làm thành viên của Mặt trận Tổ quốc tỉnh Phú Thọ và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ.

Điều 2. Mục đích của Hội VNDG Phú Thọ là tập hợp những người hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ dân gian để giúp đỡ nhau tiến hành các hoạt động nghề nghiệp với ý thức tự nguyện giữ gìn, kế thừa, phát huy những giá trị của di sản văn hóa phi vật thể trên quê hương Đất Tổ, nhằm góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo tồn và phát triển nền văn hóa dân tộc.

Điều 3. Hội VNDG Phú Thọ hoạt động theo Điều lệ Hội do UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt.

Điều 4. Hội VNDG Phú Thọ hoạt động theo nguyên tắc “Tự nguyện, tự quản, tự trang trải và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật”.

Chương II

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HỘI

Điều 5. Nhiệm vụ của Hội VNDG Phú Thọ

1. Tập hợp, tổ chức những người hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa văn nghệ dân gian chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, những người làm công tác sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến và truyền dạy văn hóa, văn nghệ dân gian nhằm bảo tồn, phát huy những tinh hoa văn hóa, văn nghệ dân gian ở địa phương.

2. Kết nạp hội viên, phát triển tổ chức cơ sở Hội, hướng dẫn nâng cao trình độ nhận thức và chuyên môn nghiệp vụ cho hội viên.

3. Tuyên truyền, giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học, trí thức về văn hóa, văn nghệ dân gian cho nhân dân trong và ngoài tỉnh. Khuyến khích các hoạt động sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến và truyền dạy văn hóa, văn nghệ dân gian trong các tầng lớp nhân dân.

4. Chủ động phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các ngành, các cấp, các đoàn thể quần chúng tiến hành sưu tầm, nghiên cứu để phổ biến, truyền dạy văn hóa, văn nghệ dân gian nhằm thực hiện xã hội hóa hoạt động của Hội VNDG Phú Thọ. Đăng ký và trực tiếp tổ chức nghiên cứu các đề tài, dự án khoa học nhằm bảo tồn và phát triển giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh.

Điều 6. Quyền hạn của Hội VNDG Phú Thọ

1. Quản lý và hướng dẫn nghiệp vụ cho các chi hội cơ sở và toàn thể hội viên.

2. Hợp tác với các cơ quan, đoàn thể, các ngành liên quan ở địa phương và Trung ương để tiến hành các hoạt động về văn hóa văn, nghệ dân gian.

3. Đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Hội viên. Đề xuất và kiến nghị với Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành có liên quan về các chế độ, chính sách đối với hội viên và sự nghiệp bảo tồn, phát huy giá trị của các di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương.

Chương III

HỘI VIÊN HỘI VNDG PHÚ THỌ

Điều 7. Tiêu chuẩn và thủ tục kết nạp hội viên

1. Tiêu chuẩn hội viên:

Công dân Việt Nam có thành tích trong hoạt động sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến, truyền dạy văn hóa văn nghệ dân gian, tán thành điều lệ Hội VNDG Việt Nam và điều lệ Hội VNDG Phú Thọ, tự nguyện tham gia Hội VNDG Phú Thọ đều có thể trở thành  hội viên. Hội kết nạp Hội viên tán trợ

2. Thủ tục kết nạp người vào Hội VNDG Phú Thọ gồm:

- Đơn xin vào Hội VNDG Phú Thọ có xác nhận và giới thiệu của hai hội viên.

- Bản sơ yếu lý lịch có xác nhận của chính quyền địa phương nơi đang cư trú hoặc cơ quan đang công tác.

- Bản tóm tắt quá trình và thành tích hoạt động VNDG có xác nhận của hai hội viên.

Chi hội hướng dẫn thủ tục vào hội và có văn bản đề nghị BCH Hội VNGD tỉnh Phú Thọ xem xét kết nạp .

Đối với hội viên Hội VNDG Phú Thọ xin gia nhập Hội VNDG Việt Nam phải được chi hội cở sở giới thiệu và được BCH Hội VNDG Phú Thọ xét và đề nghị Hội VNDG Việt Nam kết nạp. Chi hội cơ sở là nơi tổ chức công bố quyết định  kết nạp và trực tiếp quản lý hội viên.

Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn hội viên

1. Nhiệm vụ hội viên:

1.1. Tích cực tham gia sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến và truyền dạy di sản VNDG góp phần bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc.

1.2. Tự giác chấp hành Pháp luật của Nhà nước, Điều lệ Hội VNDG, các kế hoạch, chương trình công tác và các hoạt động khác của Hội.

1.3. Luôn có ý thức mở rộng ảnh hưởng và nâng cao uy tín của Hội. Tích cực giới thiệu và bồ dưỡng kết nạp hội viên mới. Thường xuyên có mối liên hệ với chi hội cơ sở và Hội VNDG Phú Thọ. Tự giác đóng hội phí đầy đủ, mức đóng do BCH hội quy định.

2. Quyền lợi hội viên

2.1. Hội viên Hội VNDG Phú Thọ, hội viên Hội VNDG Việt Nam được cấp thẻ hội viên. Các hội viên đều được Hội tạo điều kiện thuận lợi tiến hành các hoạt động sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến, truyền dạy văn hóa, văn nghệ dân gian hợp pháp. Hội viên được đăng ký các tác phẩm VNDG tham gia xét tặng giải thưởng của Tỉnh, của Trung ương Hội VNDG Việt Nam, được đăng ký các đề tài nghiên cứu khoa học theo quy định.

2.2. Được ứng, đề cử và bầu cử các cơ quan lãnh đạo của chi hội và Hội VNDG Phú Thọ. Hội viên Hội VNDG Việt Nam được ứng cử, đề cử, bầu đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội VNDG Việt Nam. Nếu là đại biểu dự Đại hội được ứng cử, đề cử, bầu cử vào BCH VNDG Việt Nam.

2.3 Có quyền phê bình, chất vấn các cá nhân, các tổ chức của Hội và đề nghị được trả lời theo tổ chức của Hội.

2.4. Được hưởng các quyền lợi và nghĩa vụ theo Điều lệ của Hội. Được thăm hỏi khi đau ốm hoặc gặp tai nạn rủi ro khác và thăm viếng bố, mẹ đẻ, bố mẹ (vợ hoặc chồng), vợ, con của hội viên khi qua đời. Hội viên già yếu được miễn sinh hoạt khi có đơn đề nghị của cá nhân và được mừng thọ từ 75 tuổi trở lên (cứ 5 năm một lần).

2.5 Hội viên được đăng ký sinh hoạt ở chi hội gần nhất để thuận tiện cho việc sinh hoạt.

Chương IV

TỔ CHỨC CỦA HỘI VNDG PHÚ THỌ

Điều 9. Hội VNDG Phú Thọ có các Chi  hội cơ sở sinh hoạt theo quy định của pháp luật và điều lệ Hội VNDG

Quyền quyết định cao nhất là Đại hội Hội VNDG Phú Thọ, nhiệm kỳ Đại hội 5 năm một lần. Đại hội bầu ra BCH Hội, BCH bầu ra Ban Thường vụ, Ban Kiểm tra và Chủ tịch, Phó Chủ tịch, UVTV thường trực Hội.

Hội VNDG Phú Thọ có con dấu và tài khoản riêng.

Cơ quan Thường trực của Hội VNDG Phú Thọ gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Thường trực Hội hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. BCH Hội VNDG Phú Thọ bầu BTV Hội, Trưởng Ban Kiểm tra, Hội đồng chuyên môn của Hội. BTV và BCH Hội định kỳ 6 tháng họp ít nhất một lần.

Việc thành lập các đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.

Đại hội Chi hội họp 5 năm tổ chức 2 lần bầu ra BCH Chi hội và Chi Hội trưởng Chi Hội phó.

Điều 10. Nhiệm vụ của BTV; BCH Hội, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội UVTV Thường trực, Ban Kiểm tra; Hội đồng chuyên môn của Hội VNDG;

Ban Thường vụ có nhiệm vụ lãnh đạo thực hiện Nghị quyết của Đại hội, quyết định chương trình công tác và quản lý kinh phí hàng năm của Hội, kết nạp và khai trừ hội viên, phân công, bổ sung hoặc miễn nhiệm các ủy viên BCH Hội VNDG Phú Thọ, BCH các Chi hội và các tổ chức trực thuộc hội. Duy trì các hoạt động khi chưa có tổ chức họp BCH và chưa tổ chức đại hội theo đúng nhiệm kỳ.

BCH có nhiệm vụ triển khai các nhiệm vụ đã được BTV thông qua. Nội dung nghị quyết hội nghị BTV, BCH Hội VNDG Phú Thọ phải được thông báo đến các chi hội.

Chủ tịch hội chịu trách nhiệm chung về các hoạt động của Hội, phê duyệt chương trình công tác và kinh phí hoạt động của Hội.

Phó Chủ tịch hội VNDG Phú Thọ giúp Chủ tịch hội quản lý và giải quyết các công việc của Hội. Thay mặt Chủ tịch chủ trì các cuộc họp BCH (khi chủ tịch ủy quyền).

UVTV Thường trực Hội trực tiếp phụ trách công việc văn phòng Hội. điều hành các công việc thường xuyên của Hội, ký các văn bản hành chính của Hội.

Ban Kiểm tra của Hội có nhiệm vụ kiểm tra việc thực hiện Điều lệ Hội của BTV, BCH, các chi hội trực thuộc và hội viên, kiểm tra các vụ việc vi phạm quyền lợi, trách nhiệm hội viên hoặc xâm phạm tài sản của Hội. Ban Kiểm tra làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, họp mỗi năm ít nhất một lần. Trưởng Ban Kiểm tra của Hội được bầu trong số ủy viên BTV Hội VNDG Phú Thọ.

Hội đồng chuyên môn gồm những người có trình độ nghiên cứu và có uy tín về VNDG ở địa phương được BCH mời tham gia. Chủ tịch Hội đồng chuyên môn do Hội đồng chuyên môn bầu ra và được BCH phê duyệt

Điều 11. Khen thưởng, kỷ luật

Các đơn vị trực thuộc Hội, hội viên, cộng tác viên và các tổ chức, cá nhân, có đóng góp cho sự nghiệp sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn,  phổ biến, truyền dạy vốn văn hóa dân gian được Hội VNDG khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng.

Hội viên không tham gia sinh hoạt trong thời gian 12 tháng mà không có lý do chính đáng, hội viên vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Hội hoặc pháp luật của Nhà nước thì chi hội đề nghị BCH Hội VNDG Phú Thọ xem xét khai trừ khỏi Hội.

Điều 12. Tài chính của Hội

1. Hội phí do hội viên đóng góp.

2. Các nguồn thu hợp pháp do hoạt động của Hội, chi hội theo quy định của Pháp luật.

3. Tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

4. Nhà nước hỗ trợ.

5. Các khoản thu khác.

Việc tạo nguồn kinh phí và quản lý, sử dụng nguồn kinh phí của Hội và các Chi hội thực hiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội VNDG Phú Thọ

Chi hội trực tiếp thu hội phí và quản lý sử dụng hội phí do hội viên thuộc chi hội đóng góp.

Hội viên có công trình được Hội VNDG Việt Nam tài trợ hoặc tặng giải thưởng phải trích lại 20% cho hội và 3% cho chi hội nơi hội viên đó sinh hoạt để gây quỹ./.