day
,
00
/
month
/
0000
Tiếng Việt
English
Với mục tiêu đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hóa, phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh trên nguyên tắc gắn kết chặt chẽ với hệ thống đô thị trong vùng, cả nước, đảm bảo tính kết nối với các hạ tầng khác; phát triển theo hướng đô thị thông minh, đô thị xanh, bền vững, khuyến khích việc ứng dụng các sáng kiến, công nghệ hiện đại trong phát triển đô thị như quy hoạch và quản lý đô thị thông minh, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, chuyển đổi số, giao thông thông minh, năng lượng thông minh, dịch vụ và tiện ích thông minh… sẽ là một trong những định hướng chiến lược xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững, thịnh vượng thời gian tới.
Hạnh phúc của nhân dân là một trong những chỉ dẫn quan trọng đối với quản trị quốc gia, hạnh phúc là thước đo đúng đắn của tiến bộ xã hội và là một quan điểm rất nhân văn, một định hướng lớn của Đảng và Nhà nước. Việc đánh giá khách quan, khoa học mức độ hạnh phúc của người dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ so với các tỉnh trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) để làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm không ngừng nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân trong tỉnh thời gian tới là rất cần thiết.
Phú Thọ là vùng đất cội nguồn của Dân tộc Việt Nam, với hàng nghìn năm lịch sử từ thời đại Hùng Vương dựng nước cho đến ngày nay đã tạo cho tỉnh Phú Thọ một truyền thống, bề dày lịch sử, văn hóa gắn liền với đời sống của người dân vùng Đất Tổ. Chính từ lịch sử, truyền thống văn hóa của đồng bào các dân tộc trong tỉnh đã tạo cho mỗi vùng, mỗi địa phương có nhiều làng nghề, sản phẩm đặc sản, đặc trưng, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, trong đó có các sản phẩm bánh truyền thống. Nhiều sản phẩm bánh truyền thống trên địa bàn tỉnh gắn liền lịch sử, văn hóa thời đại Hùng Vương như: Bánh chưng, bánh giầy và một số sản phẩm đặc trưng mang tính chỉ dẫn địa lý, mang đậm nét văn hóa, tâm hồn của người Việt như: Bánh nẳng, bánh đúc, bánh bột lọc, bánh tai, bánh gai, bánh sắn… Tính đến hết năm 2023, trên địa bàn tỉnh có 75 làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận, trong đó có 4 làng nghề làm bánh truyền thống với 360 hộ gia đình tham gia. Một số làng nghề gắn với các địa danh lịch sử như: Làng cổ Hùng Lô (Việt Trì) với nghề làm bánh chưng, bánh giầy; làng Mộ Chu Hạ (Bạch Hạc, Việt Trì) với sản phẩm bánh giầy; làng Hiền Lương (Hạ Hòa) với sản phẩm bánh ót, bánh sắn; làng Sỏi (Thạch Sơn, Lâm Thao) với các sản phẩm bánh bột lọc, bánh cuốn cão…
Tại Phú Thọ, tỷ lệ nông dân sử dụng phân bón vô cơ trong sản xuất nông, lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn so với việc sử dụng phân bón hữu cơ. Để thay đổi thói quen này, cần có những giải pháp đồng bộ từ các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp sản xuất phân bón và người dân.
Tư vấn, phản biện và giám định xã hội (TVPB&GĐXH) là một trong những hoạt động trọng tâm của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh cũng như các hội thành viên. Với hoạt động này, Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật tỉnh và đội ngũ trí thức có thêm cơ hội đóng góp trí tuệ cho sự phát triển của xã hội.
Một trong 10 sự kiện khoa học - công nghệ tiêu biểu năm 2023 được báo chí bình chọn là Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành nghị quyết mới về phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam, trong đó có trí thức khoa học - công nghệ.
Sáng ngày 28/5/2024, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ phối hợp với Cục Thống kê, Hội Thống kê tỉnh tổ chức hội thảo tư vấn phản biện và giám định xã hội về: Nghiên cứu, đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Chủ trì hội thảo gồm: Ông Hồ Đình Lưỡng - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh; ông Nguyễn Hiền Minh - Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh; ông Nguyễn Huy Lương - Chủ tịch Hội Thống kê tỉnh Phú Thọ.
Thời gian vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, quy định pháp luật và các văn bản, chỉ đạo điều hành về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển doanh nghiệp. Qua đó, đã tạo môi trường ngày một thuận lợi, nhiều cơ hội mới xuất hiện, đón ngày càng nhiều các dòng đầu tư có chọn lọc ở trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau. Mục tiêu tổng quát của Chính phủ là cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, nâng cao vị trí của nước ta trên các bảng xếp hạng quốc tế về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh nhằm thích ứng với xu thế phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và tăng sức chống chịu của nền kinh tế trong bối cảnh hậu dịch Covid 19, vấn đề địa chính trị toàn cầu; tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp mới thành lập; giảm tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động; giảm chi phí đầu vào, chi phí không chính thức cho doanh nghiệp và người dân; đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, kịp thời hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, thích ứng linh hoạt, hiệu quả trong tình hình mới.
Hoạt động Tư vấn, phản biện và giám định xã hội (TVPB&GĐXH) là một trong những nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao cho Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp hội Việt Nam), các Hội Khoa học và Kỹ thuật (KHKT) chuyên ngành toàn quốc và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ngày 02/6/2023, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo “Góp ý dự thảo Quy chế quản lý nhiệm vụ Tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam”.