day
,
00
/
month
/
0000
Tiếng Việt
English
Trong những năm qua, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN), cùng với sự nỗ lực, tâm huyết của đội ngũ các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, sự cố gắng của các tổ chức, cá nhân và nhân dân, sự nghiệp KH&CN của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đã huy động được các nguồn lực của Nhà nước và nhân dân trong quá trình nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ KHKT vào thực tiễn. Một trong những đóng góp quan trọng trong thời gian qua chính là kết quả thực hiện các nhiệm vụ KHCN cấp Nhà nước. Giai đoạn 2010 - 2018, tỉnh Phú Thọ đã tiếp nhận, ứng dụng các kết quả nghiên cứu để triển khai 46 nhiệm vụ KHCN cấp Nhà nước, gồm: 30 nhiệm vụ thuộc chương trình nông thôn miền núi; 05 nhiệm vụ thuộc chương trình 68; 01 nhiệm vụ thuộc chương trình KC - 06; 03 đề tài độc lập, 01 dự án độc lập; 01 nhiệm vụ độc lập; 02 nhiệm vụ Quỹ gen; 01 nhiệm vụ về công nghệ viễn thám; 01 nhiệm vụ cấp thiết; 01 chương trình phối hợp giữa UBND tỉnh Phú Thọ và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, năng suất, chất lượng của các loại sản phẩm nông nghiệp đã được nâng lên đáng kể, tuy nhiên vẫn còn tình trạng phổ biến là được mùa mất giá, mất mùa được giá. Người nông dân chưa thể làm giàu từ nông nghiệp vì giá trị gia tăng từ các sản phẩm nông nghiệp còn thấp, do một số nguyên nhân như: Thiếu kiến thức về thị trường, sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng, không có nguồn gốc xuất xứ, không có thương hiệu, thiếu đầu ra, không gắn với chuỗi giá trị. Vấn đề thực tế sản xuất nông sản nêu trên của tỉnh được đề cập trong 02 kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2018. Vì vậy, để đánh giá đúng thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững theo chuỗi giá trị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ đã phối hợp với các cơ quan có liên quan, các trí thức, chuyên gia, nhà khoa học của tỉnh và Trung ương tổ chức hội thảo khoa học về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững theo chuỗi giá trị tại tỉnh Phú Thọ.
An toàn thực phẩm (ATTP) luôn là mối quan tâm của toàn xã hội và chưa bao giờ vấn đề ATTP được xã hội quan tâm đặc biệt như hiện nay. Nhiều loại bệnh tật, tác động đến sức khỏe con người, hay các vụ việc vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định về ATTP gây bức xúc trong dư luận xã hội; theo số liệu của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có trên 582 triệu ca mắc phải 1 trong 22 căn bệnh truyền qua thực phẩm, trên 351.000 người chết có liên quan đến ATTP. Đã có ý kiến phát biểu cho rằng: “Chưa bao giờ con đường từ dạ dầy đến nghĩa địa lại nhanh và dễ dàng như bây giờ”. Đây là một trong những cảnh báo về cuộc sống đầy rủi ro, an toàn sức khỏe, tính mạng của người dân liên quan trực tiếp đến vấn đề ATTP. Trước thực trạng trên, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã phối hợp với các cơ quan liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học ở trong tỉnh, Trung ương để tổ chức Hội thảo khoa học về chủ đề: “Thực trạng an toàn thực phẩm hiện nay ở Việt Nam - Giải pháp đặt ra đối với tỉnh Phú Thọ”. Hội thảo đã thống nhất nhận định, đánh giá và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị chính như:
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6, BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVIII ngày 15/7/2016 đã nghiêm túc kiểm điểm những mặt được và chưa được về hoạt động du lịch của tỉnh Phú Thọ trong những năm vừa qua, từ đó đề ra mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch trong những năm tiếp theo (từ 2016 đến 2020). Một trong những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu Nghị quyết nhấn mạnh là, cần phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh, tạo sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao để thu hút khách du lịch đến với tỉnh Phú Thọ.
Phát triển sản phẩm du lịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với ngành du lịch, với vai trò là một lĩnh vực kinh doanh, một ngành kinh tế. Đặc trưng của sản phẩm du lịch địa phương, với tư cách là một điểm đến du lịch, đòi hỏi sự tham gia và phối hợp của các bên. Bài báo này làm rõ các cấu phần của sản phẩm du lịch tại điểm đến, đi sâu vào vai trò của các bên trong quá trình phát triển sản phẩm du lịch. Trên cơ sở đưa ra một số khía cạnh trong phát triển sản phẩm du lịch tại các địa phương tại Việt Nam hiện nay, bài báo gợi ý một số vấn đề và giải pháp trong phát triển sản phẩm du lịch thông qua việc phân định rõ ràng vai trò và thúc đẩy sự đóng góp của cơ quan quản lý, các doanh nghiệp, các nhà quản lý tài nguyên du lịch, các cơ quan tư vấn chuyên môn và cộng đồng dân cư.
Phú Thọ là tỉnh có vị trí địa lý, giao thông thuận lợi, là mảnh đất cội nguồn của dân tộc Việt Nam, vùng đất hiện đang lưu giữ nhiều giá trị tài nguyên du lịch nhân văn và du lịch tự nhiên vô cùng phong phú. Trong những năm qua, nguồn tài nguyên du lịch bước đầu đã được khai thác để phát triển du lịch nhưng hiệu quả đạt được chưa tương xứng. Một trong những nguyên nhân là do du lịch Phú Thọ chưa thực sự có những sản phẩm du lịch đa dạng phong phú, các sản phẩm đặc thù có lợi thế cạnh tranh trong khu vực để thu hút khách du lịch và phát triển du lịch sâu rộng và bền vững. Xuất phát từ thực tế đó, cần có những định hướng đúng và những giải pháp thiết thực hơn trong việc khai thác các nguồn tài nguyên du lịch thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp du lịch tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch mới, sản phẩm du lịch đặc thù tạo nên một thị trường du lịch hấp dẫn, thu hút du khách góp phần đưa du lịch có những bước phát triển đột phá, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của tỉnh Phú Thọ.
Trong phản biện xã hội, bên cạnh ý kiến của các nhà khoa học, một lực lượng đóng vai trò rất quan trọng đó là báo chí. Với đặc thù nghề nghiệp của mình, báo chí có khả năng trực tiếp thực hiện cũng như tạo ra những cơ hội, diễn đàn để nhân dân tham gia nhận xét, thẩm định, đánh giá, góp ý cho các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước... Những phân tích, nhận định của đội ngũ này luôn là một nguồn căn cứ quý báu cho các quyết định, các bước đi trong xây dựng, quản lý và phát triển xã hội.
Vừa qua, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Hội thảo tư vấn, phản biện “Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lịch sử Đền Hùng tỉnh Phú Thọ đến năm 2025”.
Sản xuất lương thực của tỉnh được xác định là một chương trình trọng điểm nhằm bảo đảm vững chắc lương thực tại chỗ, phục vụ phát triển ngành chăn nuôi, là cơ sở để xây dựng nông thôn mới bền vững, góp phần ổn định an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Thọ. Sản xuất cây lương thực có hạt (lúa, ngô) chiếm tỷ trọng lớn, đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Mục tiêu cơ bản đến năm 2015 sản lượng lương thực (cây có hạt) đạt 460 - 470 ngàn tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 330 - 340 kg/người/năm. Trong 2 năm 2012 - 2013, việc triển khai thực hiện Chương trình lương thực đã đạt được các kết quả quan trọng. Các cấp, các ngành đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và có nhiều sáng tạo. Tuy nhiên, cũng còn không ít khó khăn, tồn tại, hạn chế và thách thức cần tiếp tục phải giải quyết cho những năm tiếp theo.