day

,

00

/

month

/

0000

Tiếng Việt

English

Hội Xây dựng tỉnh Phú Thọ

HỘI XÂY DỰNG TỈNH PHÚ THỌ

Tên hội: Hội Xây dựng tỉnh Phú Thọ

Đại hội lần thứ: II, nhiệm kỳ 2018 - 2022. Năm Đại hội: 2018

Chủ tịch: Phí Văn Sen.    Nam (nữ): Nam.    Điện thoại: 0912 055 386

Phó Chủ tịch: Phạm Quang Nhuận. Nam (nữ): Nam. Điện thoại: 

Phó Chủ tịch: Nguyễn Tiến Lương. Nam (nữ): Nam. Điện Thoại: 0912 108 569

Phó Chủ tịch: Nguyễn Tiến Lương. Nam (nữ): Nam. Điện Thoại: 0912 108 569

Phó Chủ tịch: Nguyễn Nam Hải. Nam (nữ): Nam. Điện Thoại: 0912 108 569

Địa chỉ: Sở Xây dựng tỉnh Phú Thọ

Điện thoại: 0975 186 868

Email: phamvanthuyensxd@gmail.com; hoixaydungphutho@gmail.com

ĐIỀU LỆ HỘI XÂY DỰNG TỈNH PHÚ THỌ

 

Chương I

TÊN HỘI, TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH

Điều 1. Tên gọi, trụ sở:

- Hội Xây dựng tỉnh Phú Thọ

- Trụ sở Hội đặt tại Sở Xây dựng tỉnh Phú Thọ

Điều 2. Tôn chỉ, mục đích:

1. Hội Xây dựng tỉnh Phú Thọ là tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện tập hợp các tổ chức, cá nhân làm công tác Khoa học - Kỹ thuật, quản lý, sản xuất, kinh doanh thuộc Ngành Xây dựng và các ngành có xây dựng chuyên ngành trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hội viên tập thế, Hội viên là công dân Việt Nam là chuyên gia đầu ngành về xây dựng.

2. Mục đích của Hội là tập hợp và đoàn kết lực lượng thuộc các tổ chức thành phần kinh tế, các cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực xây dựng của tỉnh nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ của đội ngũ trí thức phục vụ tích cực cho sự nghiệp CNH-HĐH của tỉnh Phú Thọ. Hội Xây dựng hoạt động không vì mục đích lợi  nhuận, phù hợp với quy định pháp luật.

Điều 3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động:

1. Hội Xây dựng tỉnh Phú Thọ tổ chức hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tập trung dân chủ, thiểu số phục tùng đa số, tự quản, tự trang trải kinh tế, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi mặt hoạt động của Hội.

2. Hội xây dựng hoạt động theo pháp  luật của Nhà nước và Điều lệ của Hội  và chịu sự quản lý Nhà nước của Sở Xây dựng về lĩnh vực Hội hoạt động.

Điều 4. Phạm vi hoạt động:

1. Hội Xây dựng tỉnh Phú Thọ hoạt động trong phạm vi tỉnh Phú Thọ. Hội Xây dựng tỉnh Phú Thọ là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ là thành viên của Tổng Hội Xây dựng Việt Nam.

2. Tùy theo tình hình hoạt động, Hội có thể thành lập các Ban chuyên môn của Hội và các Trung tâm trực thuộc Hội theo quy định của Pháp Luật.

Điều 5. Tư cách pháp nhân

1. Hội Xây dựng tỉnh Phú Thọ có tư cách pháp  nhân, có con dấu riêng và tài  khoản tại Ngân hàng để giao dịch và hoạt động theo quy định của Pháp luật.

Chương II

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HỘI

Điều 6. Nhiệm vụ của Hội:

1. Tập hợp đoàn kết, động viên, giúp đỡ hội viên nâng cao trình độ  chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, từng bước hiện đại hóa Ngành Xây dựng, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ giàu đẹp, phồn vinh.

2. Thực hiện chức năng tư vấn, phản biện và giám định xã hội trong lĩnh vực xây dựng; góp ý  kiến với UBND tỉnh, với ngành xây dựng về những chủ chương, cơ chế, chính sách, biện pháp quản lú Ngành Xây dựng trên địa bàn tỉnh; tư vấn, phản biện đối với các dự án quy hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh có liên quan đến lĩnh vực xây dựng khi có yêu cầu, chủ trì hoặc tham gia giám định các công trình, hạng mục công trình, chất lượng sản phẩm liên quan đến lĩnh vực xây dựng khi có yêu cầu nhằm thúc đẩy Ngành Xây dựng phát triển.

3. Tham gia vào Hội đồng tư vấn cấp chứng chỉ hành nghề, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế và tư vấn xây dựng.

4. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức về công nghệ  mới, chính sách pháp luật cho Hội viên và các tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu.

5. Thực hiện nghiên cứu, triển khai dịch vụ Khoa học và Kỹ thuật trong lĩnh vực có liên quan, quan hệ mật thiết với Tổng hội Xây dựng, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, các Hội bạn và các hội viên cùng tiến hành các hoạt động nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ để xây dựng hội vững mạnh.

Điều 7. Quyền hạn của hội:

1. Tổ chức, hoạt động theo Điều lệ Hội đã được phê duyệt.

2. Tổ chức các đề tài nghiên cứu khoa học, lập các dự án ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực xây dựng vào sản xuất đời sống, tổng kết các vấn đề nghiên cứu Khoa học và Công nghệ trong các lĩnh vực xây dựng.

3. Chủ trì hoặc tham gia chương trình, dự án để kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những giải pháp nhằm phát triển Ngành xây dựng.

4. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên theo đúng Điều lệ của Hội và quy định của pháp luật.

5. Mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức, hội nghề nghiệp trong và ngoài tỉnh để xây dựng Hội vững mạnh.

6. Được gây quỹ hội trên cơ sở hội phí của hội viên và nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ và sự tài trợ của các tổ chức, cá nhân đảm bảo theo quy định của pháp luật để tự trang trải kinh phí hoạt động.

7. Được thành lập pháp nhân thuộc Hội theo quy định của Pháp luật.

Chương III

TỔ CHỨC CỦA HỘI

Điều 8. Tổ chức của Hội:

1. Đại hội đại biểu Hội.

2.Ban Chấp hành Hội.

3. Thường trực Ban Chấp hành Hội.

4. Các chi Hội trực thuộc (Có từ 05 Hội viên trở lên)

5. Ban Kiểm tra của Hội.

6. Các Ban chuyên môn của Hội.

7. Các Trung tâm trực thuộc Hội (theo quy định của Pháp luật)

Điều 9. Đại hội Đại biểu:

1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội đại biểu hoặc Đại hội toàn thể hội viên, nhiệm kỳ là 5 năm. Đại hội bất thường được  triệu tập khi có trên 2/3 số ủy viên Ban chấp hành hội hoặc 1/2 số hội viên chính thức yêu cầu. Thành phần số lượng Đại biểu dự Đại hội do Ban chấp hành đương nhiệm quy định. Trước khi tổ chức Đại hội Ban chấp hành Hội có trách nhiệm báo cáo cơ quan có thẩm quyền đồng ý.

2. Nhiệm vụ của Đại hội:

a) Tổng kết, đánh giá hoạt động của Hội nhiệm kỳ qua, bàn phương hướng, kế hoạch hoạt động nhiệm kỳ tới;

b) Thông qua sửa đổi Điều lệ (Nếu có);

c) Bầu Ban chấp hành Hội;

d) Bầu Ban Kiểm tra Hội;

e) Quyết định những vấn đề quan trọng về tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ, quyền hạn, tài chính của Hội.

3. Nguyên tắc biểu quyết của đại hội:

a) Đại hội có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Đại hội quyết định;

b) Việc biểu quyết thông qua các quyết định của Hội phải được quá  1/2 (Một phần hai) đại biểu chính thức có mặt tán thành.

Điều 10. Ban chấp hành Hội:

1. Cơ quan lãnh đạo giữa hai nhiệm của Đại hội, số lượng ủy viên Ban Chấp hành hội do Đại hội ấn định và trực tiếp bầu. Ban chấp hành Hội ứng cử, đề cử và có thể do Ban chấp hành khóa trước giới thiệu đề cử. Trong nhiệm kỳ, Ban Chấp hành hội có thể được bầu bổ sung nếu cần thiết. Nhưng bổ sung không quá 20% tổng số ủy viên Ban Chấp hành hội, việc bổ sung do Ban Chấp hành hội quyết định.

2. Khi khuyết Ủy viên Ban chấp hành Hội. Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Thư ký; nếu thấy cần thiết bổ sung thì do Hội nghị Ban chấp hành quyết định và bổ sung.

3. Ban Chấp hành hội có nhiệm vụ:

a) Lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội;

b) Lãnh đạo thực hiện Điều lệ hội;

c) Phát triển mối quan hệ với các tổ chức trong và ngoài ngành góp phần phát triển Hội;

d) Bầu Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Thư ký Hội, Trưởng Ban kiểm tra;

e) Ban Chấp hành hội họp thường kỳ 6 tháng  một lần.

Điều 11. Tiêu chuẩn Ban Chấp hành Hội:

Ban Chấp hành Hội là những hội viên tiêu biểu có nhiệt huyết xây dựng Hội; có năng lực tập hợp hội viên, có tinh thần đoàn kết đại diện cho các lĩnh vực hoạt động của hội và có khả năng lãnh đạo điều hành thực hiện Nghị quyết của Đại hội.

Điều 12. Thường trực Hội:

1. Thường trực Hội là cơ quan thường trực của Hội gồm có: Chủ tịch hội, các Phó Chủ tịch, Thư ký hội. Thường trực hội họp định kỳ 3 tháng một lần. Số lượng thường trực Hội không quá 1/2 tổng số Ủy viên Ban Chấp hành.

2. Khi cần thiết, Thường trực hội thông báo cho các Ủy viên Ban chấp hành để lấy ý kiến trước khi quyết định thành lập các Ban chuyên môn, các tổ chức kinh tế, dịch vụ tạo nguồn tài chính phục vụ công tác phát triển hội . Việc thành lập các tổ chức phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.

3. Thường trực Hội có nhiệm vụ:

a) Lãnh đạo thực hiện các Nghị quyết của Ban Chấp hành Hội giữa hai nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Hội;

b) Lập kế hoạch, báo cáo các hoạt động của Hội theo quy định của Tổng hội Xây dựng Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh;

c) Quyết định công nhận Hội viên tập thể, Chi hội trực thuộc, Hội viên cá nhân và các Ban chuyên môn;

d) Quyết định việc khen thưởng, kỷ luật theo các hình thức đã được Điều lệ hội quy định;

e) Quyết định bổ nhiệm các chức vụ Trưởng ban, Phó trưởng ban chuyên môn và Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm trực thuộc hội.

Điều 13. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội:

1. Chủ tịch Hội:

Ban Chấp hành Hội bầu ra các Ủy viên Thường trực Hội, Chủ tịch Hội, Chủ tịch hội có nhiệm vụ:

a) Chủ trì các cuộc họp của Ban chấp hành Hội và Thường trực Hội;

b) Điều hành việc triển khai cac Nghị quyết của Ban chấp hành và Thường trực Hội, chịu trách nhiệm trước Hội và trước pháp luật vể các hoạt động của Hội;

c) Trường hợp Chủ tịch vắng mặt, có thể ủy quyền cho Một Phó Chủ tịch thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch.

2. Phó Chủ tịch Hội:

Phó Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành Hội bầu ra, được Chủ tịch Hội phân công thực hiện một số mặt công tác của Hội.

Điều 14. Thư ký Hội:

Thư ký Hội do Ban Chấp hành bầu ra, Thường trực giải quyết  các công việc do Chủ tịch Hội phân công và điều hành mọi hoạt động thường nhật của Hội.

Điều 15. Ban kiểm tra Hội:

1. Ban Kiểm tra do Đại hội bầu ra. Số lượng từ 03 đến 05 đồng chí. Nhiệm kỳ Ban Kiểm tra là 5 năm theo nhiệm kỳ của Hội; Ban Kiểm tra của hội bao gồm trưởng Ban và một số ủy viên. Trưởng Ban do Ban Chấp hành bầu ra phải là thành viên thường trực Hội.

2. Ban kiểm tra có nhiệm vụ:

a) Kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết của Đại hội, Điều lệ Hội, chương trình công tác hàng năm của Hội;

b) Kiểm tra Hội viên trong các hoạt động để biểu dương, khen thưởng đồng thời phát hiện những dấu hiệu vi phạm để kịp thời chấn chỉnh;

c) Kiểm tra hoạt động kinh tế, tài chính của Hội và các Chi hội, xem xét, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến hoạt động của Hội.

Chương IV

HỘI VIÊN TẬP THỂ, HỘI VIÊN

Điều 16. Điều kiện trở thành Hội viên tập thể, Hội viên:

1. Hội viên tập thể:

Những tổ chức có chức năng thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực hoạt động xây dựng như: các Trung tâm, Trường đào tạo, các doanh nghiệp hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh tự nguyện đơn xin gia nhập thì được Hội xem xét công nhận là hội viên tập thể.

2. Hội viên cá nhân:

a) Công nhân Việt Nam là chuyên gia đầu ngành về xây dựng, có trình độ đại học, trên đại học thuộc các Ngành Xây dựng, vật liệu xây dựng, giao thông, thủy lợi và các chuyên ngành khác;

b) Công dân Việt Nam là chuyên gia đầu ngành về xây dựng, có trình độ thời gian công tác liên tục trong ngành Xây dựng từ 3 năm trở lên; Công nhân Ngành Xây dựng từ bậc 4 trở lên;

c) Những người làm công tác quản lý doanh  nghiệp gồm: Giám đốc, Phó Giám đốc thuộc các lĩnh vực hoạt động của các Ngành Xây dựng, có thời gian công tác liên tục trong ngành từ 3 năm trở lên.

3. Hội viên danh dự:

Tổ chức, cá nhân trong và ngoài ngành xây dựng  không phân biệt tuổi tác, ngành nghề có sự đóng góp tích cực về tinh thần, vật chất cho sự nghiệp phát triển trong lĩnh vực xây dựng cơ bản địa bàn tỉnh.

Điều 17. Trình tự, thủ tục kết nạp hội viên:

1. Hội viên gia nhập Hội phải có:

a) Đơn xin gia nhập hội ( theo mẫu), do tổng Hội Xây dựng quy định;

b) Hai ảnh 3x4 ( đối với hội viên là cá nhân).

2. Thường trực Hội xây dựng Phú Thọ xem xét và ra Quyết định  kết nạp hội viên. Đối với hội viên danh dự, Thường trực hội Xây dựng Phú Thọ ra quyết định công nhận hội viên. Hội viên danh dự không tham gia bầu cử, ứng cử vào ban lãnh đạo Hội và không biểu quyết các vấn đề của Hội.

Điều 18. Thủ tục chấm dứt thành viên của Hội:

1. Hội viên tự nguyện xin rút ra  khỏi Hội có đơn gửi Ban Chấp hành Hội.

2. Hội viên bị xóa tên ra  khỏi Hội trong các trường hợp vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Hội, làm ảnh  hưởng đến thể diện, uy tín và tài chính của Hội.

3. Bị cơ quan Nhà nước đình chỉ hoạt động, bị giải thể hoặc tuyên bố phá sản.

4. Ban chấp hành hội thông báo danh sách hội viên xin ra nhập ra khỏi Hội; Hội viên bị khai trừ, Hội viên bị xóa tên các hội viên khác trong hội biết. Quyền và nghĩa vụ của Hội viên chấm dứt khi Ban Chấp hành ra thông báo.

Điều 19. Nhiệm vụ và quyền lợi của Hội viên tập thể, hội viên:

1. Nhiệm vụ của Hội viên tập thể và hội viên:

a) Chấp hành Điều lệ, tôn chỉ, mục đích của Hội, bảo vệ danh dự, lợi ích;

b) Tuân thủ mọi quy định của Pháp luật về hoạt động Hội;

c) Không ngừng nâng cao trình độ, khả năng về mọi mặt, góp phần xây dựng Hội phát triển vững mạnh;

d) Giữ vững và đề cao đạo đức nghề nghiệp;

e) Tham gia sinh hoạt Hội, thực hiện tốt mọi chủ trương, Nghị quyết, kế hoạch hoạt động của Hội;

g) Đoàn kết, tương trợ, hợp tác giữa các Hội viên và tổ chức Hội;

h) Tham gia sinh hoạt và đóng hội phí đầy đủ theo quy định.

2. Quyền lợi của Hội viên tập thể và hội viên:

a) Được tham gia biểu quyết mọi công việc của Hội, ứng cử, đề cử và bầu ra Ban Chấp hành Hội Xây dựng Phú Thọ;

b) Được tiếp nhận thông tin về kinh nghiệm, tiến bộ  khoa  học kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng;

c) Được bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề nghiệp, khoa học, trình độ quản trị, kinh doanh,  kiến thức về pháp luật xây dựng;

d) Được Hội giúp đỡ, bảo trợ thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học riêng, bảo vệ quyền tác giả đối với các công trình nghiên cứu, sáng kiến, phát minh. Được bảo vệ quyền lợi chính đáng hợp pháp theo quy định của pháp luật trong hoạt động nghề nghiệp;

e) Được hội giúp đỡ, giới thiệu với các cơ sở trong và ngoài ngành để hợp đồng nghiên cứu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc làm chuyên gia kỹ thuật. Được tham gia tư vấn, phản biện và giám định xã hội trong lĩnh vực xây dựng xây dựng cơ bản;

g) Được đề nghị Hội xét khen thưởng khi có các thành tích xuất sắc đóng góp cho Hội;

h) Được xin ra khỏi Hội.

Chương V

TÀI SẢN VÀ TÀI CHÍNH

Điều 20: Nguồn thu củ Hội:

1. Hội phí của Hội viên tập thể và hội viên do Hội Xây dựng tỉnh Phú Thọ quy định.

2. Hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các khoản thu từ hoạt động kinh doanh, tư vấn và dịch vụ hợp pháp khác.

3. Tài trợ, quà tặng của các cá nhân hoặc của các tổ chức trong, ngoài nước theo quy định của pháp luật.

4. Các nguồn thu hợp pháp khác.

Điều 21. Các khoản chi chủ yếu của Hội:

1.Chi cho hoạt động hành chính, quỹ lương của Hội.

2. Chi cho các hoạt động chuyên môn, đối ngoại.

3. Chi cho  khen thưởng.

4. Các khoản chi hợp pháp khác.

Điều 22. Quản lý, sử dụng tài sản, tài chính

1. Tài sản, tài chính của Hội được quản lý, sử dụng theo quy định của Thường trực Hội và các quy định, hướng dẫn của các cơ quan quản lý Nhà nước về tài chính.

2. Việc quyết toán thu, chi tài chính phải được báo cáo bằng văn bản trong các kỳ họp của Ban Chấp hành Hội và Đại hội đại biểu.

3. Thường trực Hội quy định cụ thể Quy chế quản lý và sử dụng tài sản, tài chính của Hội.

Điều 23. Phương thức giải quyết tài sản, tài chính khi giải thể:

Khi hội giải thể, thì toàn bộ tài sản của Hội được xử lý theo quy định của pháp luật.

Chương VI

KHEN THƯỞNG VÀ  KỶ LUẬT

Điều 24. Khen thưởng:

1. Tổ chức và Hội viên có thành tích xuất sắc trong công tác Hội sẽ được Hội khen thưởng hoặc đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khen thưởng.

2. Thường trực Hội quy định cụ thể thẩm quyền, thủ tục, tiêu chuẩn khen thưởng.

Điều 25. Kỷ  luật

1. Tổ chức và Hội viên vi phạm những điều sau đây tùy theo mức độ sẽ bị xử lý với hình thức kỷ luật như: Khiển trách, cảnh cáo, xóa tên khỏi danh sách Hội.

a) Làm tổn hại đến uy tín của Hội.

b) Vi phạm Điều lệ Hội.

2. Thường trực Hội quy định cụ thể nội dung, trình tự, thủ tục và hình thức xử lý vi  phạm.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 26. Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ:

1. Chỉ có Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu Hội Xây dựng tỉnh Phú Thọ mới có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ.

2. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội phải được ít nhất 2/3 (hai phần ba) số Đại biểu có mặt tại Đại hội tán thành và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mới có hiệu lực thi hành.

Điều 27. Hiệu lực thi hành:

1. Điều lệ này gồm 7 chương, 27 điều đã được Đại hội thành lập Hội xây dựng tỉnh Phú Thọ, nhiệm kỳ 2013- 2018 thông quan ngày 07 tháng 9 năm 2013 và có hiệu lực thi hành theo quyết định phê duyệt của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ.

2. Căn cứ các quy định pháp luật về Hội và Điều lệ Hội, Ban Chấp hành Hội Xây dựng tỉnh Phú Thọ có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Điều lệ này./.