day
,
00
/
month
/
0000
Tiếng Việt
English
Thứ Hai, 30/12/2024, 12:00 (GMT+7)
HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT CHĂN NUÔI THÚ Y TỈNH PHÚ THỌ
Tên hội: Hội Khoa học và Kỹ thuật Chăn nuôi Thú y tỉnh Phú Thọ
Tiên viết tắt: Hội Chăn nuôi Thú y tỉnh Phú Thọ
Đại hội lấn thứ: IV. Nhiệm kỳ: 2017-2022. Năm Đại hội: 2017
Chủ tịch: Hán Văn Khoát. Nam (nữ): Nam. Điện thoại: 0989 965 251
Phó Chủ tịch Thường trực: Nguyễn Tất Thành. Nam (nữ): Nam. Điện thoại: 0912 790 519
Địa chỉ: Chi cục Chăn nuôi thú y - số 1580, Đại lộ Hùng Vương, phường Gia Cẩm, TP. Việt Trì
Điện thoại: 02103 666 626
Email: phongthanhtra.cctypt@gmail.com
ĐIỀU LỆ HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT CHĂN NUÔI THÚ Y TỈNH PHÚ THỌ
Chương I
TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH
Điều 1. Hội Khoa học & Kỹ thuật Chăn nuôi Thú y tỉnh Phú Thọ, gọi tắt là “ Hội Chăn nuôi Thú y Phú Thọ”, là một tổ chức xã hội nghề nghiệp của tập thể, cá nhân hoạt động về khoa học công nghệ, kinh tế, quản lý, dịch vụ trong ngành chăn nuôi thú y. Hội hoạt động theo nguyên tắc: tập trung, dân chủ, tự nguyện, tự quản, tự trang trải, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Điều 2: Mục đích
Tập hợp, đoàn kết các tập thể, mọi công dân Việt Nam hoạt động về khoa học, kỹ thuật, quản lý, dịch vụ trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao trình độ, phổ biến kiến thức, chuyển giao công nghệ, phòng chống dịch bệnh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh phong trào chăn nuôi thiết thực cải thiện đời sống, bảo vệ môi trường góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, làm giàu quê hương đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có sản phẩm hàng hóa tầm cỡ quốc gia, quốc tế.
Điều 3: Hội Chăn nuôi Thú y Phú Thọ hoạt động trên địa bàn tỉnh, là thành viên của Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh, là thành viên Hội Chăn nuôi Việt Nam, Hội Thú y hoạt động của Hội tuân thủ Pháp luật của Nhà nước. Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng. Trụ sở của Hội tại thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ.
Chương II
NHIỆM VỤ CỦA HỘI
Điều 4: Hội Chăn nuôi Thú y tỉnh có nhiệm vụ sau
1. Tập hợp đoàn kết, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Hội viên hành nghề chăn nuôi thú y, giúp đỡ nhau trong nghiên cứu, sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm phục vụ nâng cao hiệu suất chăn nuôi.
2. Hội tham gia các hoạt động tư vấn, phản biện giám định xã hội các dự án phát triển kinh tế, các đề tài nghiên cứu khoa học; tham gia đề tài nghiên cứu ứng dụng phổ biến kiến thức, kỹ thuật công nghệ về chăn nuôi thú y; khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, tổ chức hướng dẫn phát triển chăn nuôi; tham gia tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho Hội viên và người chăn nuôi góp phần làm tăng nhanh sản phẩm xã hội và thu nhập của Hội viên.
3. Tổ chức hệ thống mạng lưới phổ biến kiến thức và chuyển giao công nghệ, gắn với liên doanh liên kết các dự án, hợp đồng kinh tế kỹ thuật, tổ chức các cơ sở sản xuất, dịch vụ khoa học, cung cấp giống, vật tư chăn nuôi thú y theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức sinh hoat, học tập, tham quan khảo sát về nghề nghiệp và Hội thảo khoa học phối hợp tổ chức đúc kết kinh nghiệm về nghiệp vụ chuyên môn và các điển hình chăn nuôi tốt nhằm không ngừng nâng cao trình độ kỹ thuật chăn nuôi cho Hội viên và người chăn nuôi.
5. Hội đại diện cho nguyện vọng và quyền lợi hợp pháp cho hội viên, kiến nghị với ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về chủ trương, chính sách để phát triển nghề chăn nuôi, phòng và trị bệnh cho các vật nuôi.
6. Quan hệ với các Hội Khoa học và kỹ thuật khác trong tỉnh, trong nước và các tổ chức Chăn nuôi thú y quốc tế nhằm mục đích trao đổi kinh nghiệm, tranh thủ sự giúp đỡ về chuyên môn, tập huấn, chuyển giao công nghệ, tăng thêm sự hiểu biết và nâng cao năng lực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật
Chương III
HỘI VIÊN
Điều 5. Công dân Việt Nam làm công tác quản lý, nghiên cứu, giảng dạy về chăn nuôi thú y, sản xuất chăn nuôi và ngành nghề có liên quan trên địa bàn tỉnh tán thành Điều lệ Hội, có đơn xin gia nhập Hội được Hội kết nạp thành hội viên.
Hội viên của Hội gồm: Hội viên cá nhân, Hội viên tập thể và Hội viên danh dự.
1. Hội viên cá nhân là những người quan tâm đến lĩnh vực chăn nuôi thú y, tự nguyện hoạt động cho Hội, tán thành Điều lệ Hội, làm đơn gia nhập Hội và được kết nạp vào Hội.
2. Hội viên tập thể là các cơ quan quản lý, cơ quan khoa học, trường học, các tổ chức sản xuất kinh doanh tự nguyện hoạt động cho Hội, tán thành Điều lệ Hội. Do người đứng đầu thay mặt làm đơn gia nhập Hội và được kết nạp vào Hội.
3. Hội viên danh dự là những người có nhiều đóng góp cho công tác chăn nuôi thú y ở tỉnh và hỗ trợ tích cực cho các hoạt động của Hội; được Ban Chấp hành tỉnh Hội mời tham gia Hội.
Hội viên danh dự không được tham gia ứng cử, đề cử vào Ban lãnh đạo Hội và biểu quyết các vấn đề của Hội.
Điều 6: Hội viên có nhiệm vụ
1. Chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật Nhà nước về công tác chăn nuôi, thú y. Chấp hành các Chỉ thị, Nghị quyết của Hội và Điều lệ Hội.
2. Học tập nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ chăn nuôi, thú y.
3. Tích cực tham gia hoạt động Hội, xây dựng Hội, tuyên truyền phát triển hội viên. Đóng hội phí và lệ phí gia nhập Hội.
Điều 7. Hội viên có quyền lợi
1. Tham gia hội họp, thảo luận góp ý kiến chất vấn, phê bình và có kiến nghị trong các mặt công tác của Hội.
2. Tùy theo điều kiện cụ thể và khả năng của Hội sẽ được bồi dưỡng, nâng cao trình độ khoa học và công nghệ, được giúp đỡ thực hiện những sáng kiến, phát minh, các công trình nghiên cứu khoa học và ứng dụng các tiến bộ chăn nuôi vào sản xuất; các biện pháp phòng, trị bệnh cho vật nuôi.
3. Được bầu cử, ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của Hội.
4. Được cấp thẻ hội viên.
5. Khi xét thấy không có điều kiện hoạt động và sinh hoạt trong tổ chức Hội, có thể tự nguyện làm đơn xin ra khỏi Hội.
Chương IV
TỔ CHỨC CỦA HỘI
Điều 8. Hội Chăn nuôi thú y tỉnh Phú Thọ có các Chi hội Chăn nuôi thú y cơ sở, Hội Chăn nuôi Thú y huyện, thành, thị. Nếu hội tự nguyện xin làm hội thành viên của Hội thì được Hội chấp nhận, việc thành lập đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Quyền quyết định cao nhất của Hội Chăn nuôi Thú y tỉnh thuộc về Đại hội đại biểu toàn tỉnh thường kỳ 05 năm tổ chức một lần. Trường hợp đặc biệt có trên 50% số hội viên cấp huyện hoặc 2/3 số Ủy viên BCH đề nghị có thể triệu tập Đại hội bất thường.
Đại hội có nhiệm vụ và quyền hạn:
- Thông qua báo cáo kết quả hoạt động nhiệm kỳ cũ, phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ mới.
- Sửa đổi, bổ sung Điều lệ (nếu có).
- Bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra, cử đại biểu đi dự Đại hội cấp trên.
- Số lượng Ủy viên BCH và thể thức bầu cử do Đại hội quyết định.
Điều 10. Ban Chấp hành Hội Chăn nuôi Thú y tỉnh
Cơ quan lãnh đạo giữa 2 nhiệm kỳ Đại hội là Ban Chấp hành.
Ban Chấp hành tỉnh Hội điều hành mọi hoạt động để thực hiện Nghị quyết Đại hội, chỉ đạo các hội cấp huyện, xây dựng quy chế, kế hoạch triển khai các nhiệm vụ khoa học, bồi dưỡng nâng cao năng lực hội viên. Ban Chấp hành mỗi năm họp 2 lần vào cuối quý II và quý IV.
Ban Chấp hành bầu ra Thường vụ gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và Ủy viên số lượng không quá 1/5 Ủy viên BCH. Thường vụ có trách nhiệm tổ chức thực hiện mọi chương trình công tác chuẩn bị báo cáo tại các kỳ họp, quyết định các vấn đề về nhân sự, về việc thành lập các Hội Chăn nuôi Thú y cấp huyện, quyết định về khen thưởng, kỷ luật, quyết định các chương trình khoa học của Hội.
Điều 11. Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký
Nhiệm vụ của Chủ tịch
- Là đại diện pháp nhân của Hội trước pháp luật.
- Tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết của Đại hội, của Hội nghị Ban Chấp hành và Ban Thường vụ.
- Triệu tập và chủ trì cuộc họp của Ban Chấp hành tỉnh Hội.
- Bổ nhiệm nhân sự văn phòng Hội, các ban chức năng và các tổ chức khác do Hội thành viên thành lập.
- Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành tỉnh Hội và toàn thể Hội thành viên về các hoạt động của Hội.
- Các Phó Chủ tịch Hội là những người giúp việc cho Chủ tịch Hội, được Chủ tịch Hội phân công phụ trách từng lĩnh vực và được ủy quyền điều hành công việc của Ban Chấp hành khi Chủ tịch vắng mặt.
- Thư ký giúp Chủ tịch, Thường vụ quản lý các tài liệu của Hội, chuẩn bị chương trình, nội dung các kỳ họp.
Điều 12. Hội Chăn nuôi Thú y huyện, thành, thị.
Mỗi huyện, thành, thị trong tỉnh nếu đủ điều kiện thì có thể thành lập Hội Chăn nuôi Thú y. Việc thành lập hội theo quy định của pháp Luật.
Điều 13. Chi hội Chăn nuôi Thú y cơ sở: nơi có từ 3 cán bộ - nhân viên kỹ thuật trở lên có thể thành lập chi hội. Việc thành lập Chi hội theo quy định của pháp luật. Nhiệm kỳ Chi hội là 2 năm rưỡi. Đại hội bầu Chi hội trưởng, Chi hội phó (nếu thấy cân thiết)./.