day

,

00

/

month

/

0000

Tiếng Việt

English

Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Phú Thọ

HỘI KHOA HỌC VỀ TIÊU CHUẨN HÓA - ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG VÀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG PHÚ THỌ

Tên hội: Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Phú Thọ.

Tên viết tắt: Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Phú Thọ

Đại hội lần thứ: IV, nhiệm kỳ 2017 - 2022. Năm Đại hội: 2017

Chủ tịch: Vũ Minh Tuấn.    Nam (nữ): Nam.    Điện thoại: 0903 203 687

Phó Chủ tịch: Bùi Xuân Thăng. Nam (nữ): Nam. Điện thoại: 

Địa chỉ: Trung tâm Ứng dụng và Thông tin KHCN - Khu 6, Dữu Lâu - Việt Trì - Phú Thọ.

Điện thoại: 

Email: phuthostas@gmail.com

ĐIỀU LỆ HỘI KHOA HỌC VỀ TIÊU CHUẨN HÓA - ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG VÀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG PHÚ THỌ

 

Chương I

TÊN GỌI - TÔN CHỈ - MỤC ĐÍCH

Điều 1.  Tên gọi:

Hội Khoa học kỹ thuật về Tiêu chuẩn hóa, đo lường chất lượng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Phú Thọ gọi tắt là Hội tiêu chuẩn và bảo vệ Người tiêu dùng Phú Thọ (sau đây viết tắt là Hội)

Tên giao dịch quốc tế: PhuThoStas

Điều 2. Tôn chỉ, mục đích:

Hội TC&BVNTD Phú Thọ là một tổ chức tự nguyện không vì mục đích lợi nhuận của công dân Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực tiêu chuẩn hóa, đo lường chất và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, nhằm giúp đỡ nhau nâng cao trình độ nghề nghiệp, xây dựng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật, công nghệ trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa, đo lường và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Phú Thọ, Hội TC&BVNTD Việt Nam, Hội Đo lường Việt Nam.

Điều 3. Phạm vi hoạt động:

Hội hoạt động trong phạm vi toàn tỉnh, Hội có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động trước pháp luật. Hội có con dấu, tài khoản riêng. Trụ sở đặt tại trụ sở Chi cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng (1522- Đường Hùng Vương - Việt Trì - Phú Thọ).

CHƯƠNG II

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN

Điều 4. Hội có nhiệm vụ:

Đoàn kết, tập hợp hội viên đẩy mạnh các hoạt động tiêu chuẩn hóa, đo lường chất lượng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong tỉnh.

2. Bồi dưỡng nâng cao trình độ tiêu chuẩn hóa, đo lường chất lượng và các kiến thức về tiêu dùng và bảo vệ người dùng cho hội viên, nhằm góp phần tạo ta những hàng hóa, dịch vụ đảm bảo chất lượng, đo lường nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

3. Tuyên truyền, hướng dẫn về quyền và trách nhiệm của người tiêu dùng, nâng cao kiến thức về tiêu dùng, xây dựng phong cách tiêu dùng lành mạnh cho mọi người, tổ chức và giúp đỡ người tiêu dùng tự bảo vệ quyền lợi của mình.

4. Tham gia và kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước về chủ trương chính sách, phương hướng kế hoạch và biện pháp nhằm phát triển công tác tiêu chuẩn hóa, đo lường chất lượng và bảo vệ quyền lợi tiêu dùng.

5. Hợp tác, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tới tiêu chuẩn hoá, đo lường chất lượng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, với các hội quần chúng trong tỉnh, tỉnh bạn và các tổ chức nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Hội có quyền hạn:    

 1. Tham gia tư vấn, phản biện, góp ý kiến cho các chính sách và văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội.

2. Đại diện cho người tiêu dùng trong các tranh chấp nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ khi được ủy quyền.

3. Khen thưởng và đề  nghị với các tổ chức và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng cho Hội viên và những cá nhân, tập thể có thành tích và có những đóng góp tích cực cho các hoạt động tiêu chuẩn hóa, đo lường chất lượng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

4. Kết nạp, kỷ luật và khai trừ hội viên theo quy định của điều lệ Hội.

Chương III

HỘI VIÊN

Điều 6. Hội viên:

Công dân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa, đo lường chất lượng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tán thành điều lệ Hội, tự nguyện tham gia công tác hội, hoạt động trong một số tổ chức cơ sở của Hội đều có thể xin gia nhập Hội và trở thành hội viên chính thức của Hội.

Các doanh nghiệp, cơ quan đoàn thể hoạt động có liên quan đến lĩnh vực tiêu chuẩn hóa, đo lường chất lượng và bảo vệ quyền lợi tiêu dùng, tán thành Điều lệ Hội, Tự nguyện xin gia nhập,có thể trở thành hội viên tập thể của Hội.

Những cá nhân, tập thể, tuy không trực tiếp hoạt động của Hội, nhưng có những hoạt động ủng hộ, giúp đỡ Hội hoạt động có thể được công nhận là hội viên liên kết của Hội.

Thủ tục kết nạp hội viên do Ban chấp hành hội quy định

Điều 7. Hội viên có nghĩa vụ:

1. Tôn trọng Điều lệ Hội, tích cực hoạt động cho Hội, nghiêm chỉnh thực hiện tôn chỉ, mục đích và các chủ trương nghị quyết của Hội.

2. Tuyên truyền trong các tầng lớp nhân dân về tiêu chuẩn hóa, đo lường chất lượng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, mở rộng ảnh hưởng và uy tín của Hội, vận động quần chúng hưởng ứng mọi hoạt động của Hội.

3. Tích cực nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ và đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn hóa, đo lường chất lượng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

4. Đóng hội phí đầy đủ.

Điều 8. Hội viên có quyền lợi:        

1. Được bảo vệ và giúp đỡ khi có vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn hóa, đo lường chất lượng và bảo vệ quyền lợi  người tiêu dùng.

2. Thảo luận tham gia ý kiến về công việc của Hội

3. Được thông tin và giúp đỡ để nâng cao trình độ về tiêu chuẩn hóa, đo lường chất lượng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Hội viên liên kết không được ứng cử, bầu cử vào ban lãnh đạo Hội và biểu quyết các vấn đề của Hội.

Chương IV

TỔ CHỨC VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG

Điều 9. Nguyên tắc hoạt động:

Hội hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự chịu trách nhiệm và làm việc theo nguyên tắc dân chủ, quyết định theo đa số.

Tổ chức của Hội gồm:

- Tỉnh hội: Hội khoa học kỹ thuật về tiêu chuẩn hóa, đo lường chất lượng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Phú Thọ được thành lập do UBND tỉnh quyết định cho phép thành lập theo quy định của pháp luật.

- Các đơn vị trực thuộc hội do Ban thường vụ Hội quyết định, nếu tự nguyện có đơn xin ra nhập Hội TC&BVNTD .

- Các đơn vị CLB hoạt động theo quy chế của mình tuân thủ điều lệ Hội và chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Hội và Trung ương Hội. Ở cơ sở, nếu có từ 5 hội viên trở lên thì có thể thành lập chi hội.

Điều 10. Đại hội đại biểu Tỉnh Hội:

Quyền quyết định cao nhất của Hội là Đại hội đại biểu Tỉnh hội. Đại hội đại biểu họp 5 năm một lần do Ban chấp hành Hội triệu tập. Đại hội bất thường được triệu tập khi quá 2/3 số ủy viên Ban Chấp hành yêu cầu.

Nguyên tắc cử đại biểu đi dự Đại hội Tỉnh hội do Ban Chấp hành quy định Đại hội đại biểu có nhiệm vụ:

1. Thảo luận báo cáo tổng kết nhiệm kỳ và phương hướng hoạt động mới của Hội

2. Thảo luận, góp ý kiến và báo cáo kiểm điểm nhiệm kỳ của Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra

3. Thảo luận sửa đổi, bổ sung điều lệ Hội.

4. Bầu Ban chấp hành Tỉnh hội.

Điều 11. Ban Chấp hành Tỉnh hội:

Cơ quan lãnh đạo cao của Hội giữa 2 kỳ đại hội là Ban chấp hành tỉnh hội. Số lượng ủy viên Ban chấp hành và thể thức bầu Ban chấp hành tỉnh Hội do Đại hội đại biểu toàn tỉnh quyết định. Trường hợp khuyết ủy viên thì Ban chấp hành đã được bầu. Ban chấp hành tỉnh họp thường kỳ mỗi năm 1 lần; kỳ họp bất thường do Ban Thường vụ quyết định triệu tập.

Ban Chấp hành Tỉnh hội có  nhiệm vụ:

- Quyết định các giải pháp thực hiện nghị quyết, chương trình hoạt động trong nhiệm kỳ đại hội.

- Quyết định chương trình, kế hoạch công tác hàng năm và thông báo kết quả hoạt động của Ban Chấp hành cho các chi hội và các đơn vị trực thuộc.

- Bầu và bãi nhiệm các chức danh lãnh đạo của Hội gồm: Chủ tịch, các Phó chủ tịch, thư ký và các ủy viên Ban Thường vụ Hội.

- Chuẩn bị nội dung, chương trình và tài liệu trình đại hội.

- Quyết định triệu tập Đại hội nhiệm kỳ hoặc đại hội bất thường

Điều 12. Ban thường vụ:

Ban thường vụ gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Thư ký và một số ủy viên. Ban chấp hành tỉnh Hội bầu ra Ban Thường vụ. Số lượng ủy viên thường vụ do Ban Chấp hành quyết định nhưng không quá 1/3 số lượng Ban Thường vụ. Ban Thường vụ họp thường kỳ 6 tháng 1 lần.

Ban Thường vụ có nhiệm vụ:

- Thay mặt Ban chấp hành chỉ đạo, điều hành các hoạt động của hội giữa 2 nhiệm kỳ.

- Báo cáo kiểm điểm công tác trong các kỳ họp của Ban chấp hành.

- Ban thường vụ cử ra Thường trực để giải quyết các công việc hàng ngày. Thường trực chịu trách nhiệm trước Ban thường vụ về nhiệm vụ phân công.

Điều 13. Ban Kiểm tra:

Ban Kiểm tra gồm: Trưởng ban và 2 ủy viên do ban chấp hành bầu. ban Kiểm tra có nhiệm vụ kiểm tra các hoạt động của Hội theo đúng tôn chỉ mục đích của Hội và Pháp luật của Nhà nước. Ban Kiểm tra báo cáo kết quả kiểm tra hàng năm trước kỳ họp của Ban chấp hành.

Điều 14. Chủ tịch, Phó chủ tịch, Thư ký Hội:

Chủ tịch là người đại diện pháp nhân của Hội trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước nhà nước về mọi hoạt động của hội trong mối quan hệ giữa Hội và các tổ chức khác, chủ tọa các cuộc họp của Ban Chấp hành và Ban thường vụ, tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đại hội và các quyết định của Ban Chấp hành, chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành và toàn thể hội viên về các hoạt động của Hội.

Các Phó Chủ tịch là người giúp cho Chủ tịch, được Chủ tịch phân công giải quyết từng vấn đề cụ thể, trong các phó Chủ tịch có 01 phó Chủ tịch thường trực được ủy quyền điều hành công việc của Ban chấp hành khi Chủ tịch vắng mặt theo sự phân công của Ban Thường vụ.

Thư ký là người điều hành trực tiếp mọi hoạt động hàng ngày của Hội và của văn phòng Hội, chuẩn bị nội dung các kỳ sinh hoạt của Ban chấp hành về các hoạt động của Hội, lập báo cáo hàng năm, báo cáo nhiệm kỳ của Ban chấp hành tỉnh Hội, quản lý tài sản và tài chính của Hội.

Văn phòng Hội và các tổ chức trực thuộc được tổ chức và hoạt động theo quy chế do thư ký trình và được Ban Thường vụ phê duyệt.

Điều 15. Các tổ chức trực thuộc.

Hội có Văn phòng tư vấn người tiêu dùng, các câu lạc bộ bảo vệ người tiêu dùng như: Câu lạc bộ chất lượng, câu lạc bộ người tiêu dùng nữ, câu lạc bộ công tác viên bảo vệ người tiêu dùng và các chi hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng ở các doanh nghiệp, các đơn vị, ngành đoàn thể ở tỉnh và các huyện thành thị quy định của pháp luật.

Chương V

KHEN THƯỞNG KỶ LUẬT

Điều 16. Khen thưởng và kỷ luật:

a. Khen thưởng

Tập thể, đơn vị, cá nhân nào có thành tích xuất sắc trong công tác hội sẽ được Hội khen thưởng hoặc đề nghị Trung ương Hội và các cơ quan có thẩm quyền khen thưởng.

b. Kỷ luật

Tập thể, đơn vị, cá nhân hội viên nào vi phạm Điều lệ, chủ trương, nghị quyết của Hội hoặc làm tổn hại đến uy tín và danh dự Hội thì tùy theo mức độ khuyết điểm nhắc nhở, phê bình đến khai trừ ra khỏi hội./.