day

,

00

/

month

/

0000

Tiếng Việt

English

Hội Thủy lợi tỉnh Phú Thọ

HỘI THỦY LỢI TỈNH PHÚ THỌ

Tên hội: Hội Thuỷ lợi Phú Thọ

Đại hội lần thứ: III  Nhiệm kỳ: 2017-2022   Năm Đại hội: 2017

Chủ tịch: Lê Quốc Hưng.   Nam (nữ): Nam.   Điện thoại: .......

Phó Chủ tịch: Trần Quốc Bình   Nam (nữ): Nam.     Điện thoại: 0913578167

Phó Chủ tịch: Phi Quang Hùng   Nam (nữ): Nam.     Điện thoại: ..............

Số điện thoại:

Email: binhnnpt@gmail.com

Địa chỉ: Sở Nông nghiệp & PTNT Phú Thọ

ĐIỀU LỆ HỘI THỦY LỢI TỈNH PHÚ THỌ

 

Chương I

TÊN GỌI - MỤC ĐÍCH - NHIỆM VỤ CỦA HỘI

Điều 1. Tên gọi của Hội.

Hội lấy tên: Hội Thuỷ lợi Phú Thọ.

Hội Thuỷ lợi Phú Thọ là một tổ chức tự nguyện mang tính chất xã hội nghề nghiệp của các tập thể, cá nhân làm công tác quản lý - Tư vấn khoa học - xây dựng -  khai thác - vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi quản lý khai thác tài nguyên nước, sản xuất kinh doanh vật tư thiết bị thuộc chuyên ngành thuỷ lợi - thuỷ điện.

Hội Thuỷ lợi Phú Thọ là thành viên của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Phú Thọ.

Điều 2. Mục đích của hội.

Mục đích của Hội là tập hợp, đoàn kết tất cả các hội viên, khuyến khích các hội viên nâng cao kiến thức, trình độ thông tin, kinh nghiệm về khoa học công nghệ, quản lý kinh tế, các hoạt động nghề nghiệp, hợp tác sản xuất kinh doanh và các hoạt động văn hoá - kinh tế xã hội góp phần phát triển thuỷ lợi bền vững.

Hội Thuỷ lợi Phú Thọ hoạt động theo Điều lệ Hội, tuân thủ pháp luật của Nhà nước được sự bảo trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và tài khoản đặt tại Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước tỉnh Phú Thọ.

Điều 3. Nhiệm vụ của Hội.

1. Động viên nhiệt tình và khả năng sáng tạo của hội viên, thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước hướng vào nghiên cứu, tổng kết, phổ biến, áp dụng những thành tựu mới về khoa học kỹ thuật, công nghệ quản lý kinh tế thuộc ngành thủy lợi.

2. Tổ chức thông tin tuyên truyền, tập huấn đề xuất cơ chế chính sách tư vấn phản biện, giám định về chủ trương chính sách, các dự án phát triển kinh tế xã hội thuộc ngành thủy lợi.

3. Tiến hành các hoạt động nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách phản biện, giám định về những chủ trương chính sách, các dự án phát triển kinh tế xã hội thuộc ngành thủy lợi.

4. Tạo sự gắn bó giữa sản xuất và kinh doanh, tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực.

5. Tổ chức các hoạt động kinh tế theo quy định của pháp luật thông qua việc nghiên cứu, phổ biến ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, tạo điều kiện để hội viên phát huy chuyên môn, nghiệp vụ, tạo nguồn tài chính cho hoạt động Hội.

6. Hướng dẫn tổ chức việc liên kết, liên doanh, đầu tư xây dựng và QLKT các công trình thủy lợi.

Điều 4. Hoạt động Hội.

- Tập trung nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến ngành thủy lợi, thủy điện.

- Tham gia các dịch vụ, tư vấn, phản biện giám định, nghiên cứu chuyên ngành thủy lợi, thủy điện.

Chương II

HỘI VIÊN

Điều 5. Hội viên của Hội Thủy lợi Phú Thọ.

- Công dân Việt Nam (hội viên cá nhân) các tổ chức hoạt động thuộc lĩnh vực thủy lợi hoặc liên quan tán thành Điều lệ Hội tự nguyện gia nhập Hội đề có thể trở thành hội viên của Hội Thủy lợi

- Các hình thức hội viên:

a) Hội viên cá nhân là những người tự nguyện, có hiểu biết và hoạt động trong ngành thủy lợi, có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội.

b) Hội viên tập thể là những doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khoa học kỹ thuật đào tạo trong ngành hoặc có liên quan đến chuyên ngành thủy lợi do Giám đốc hoặc người được ủy quyền thuộc tổ chức đó làm đại diện theo qui định của Pháp luật.

c) Hội viên danh dự là những người có uy tín cao có ảnh hưởng đến hoạt động của Hội. Có nhiều đóng góp cho Hội, được Hội mời làm hội viên danh dự.

Điều 6. Nhiệm vụ của hội viên.

1. Nghiêm chỉnh thực hiện mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà  nước.

2. Nghiêm chỉnh chấp hành Điều lệ Hội, các Nghị quyết của BCH Hội, Phân hội, Chi hội tuyên truyền phát triển hội viên mới, nêu cao tinh thần đoàn kết, phấn đấu xây dựng Hội Thủy lợi phát triển.

3. Tích cực học tập nâng cao trình độ, kiến thức, tham gia ứng dụng tiến bộ  khoa học kỹ thuật thủy lợi.

4. Tham gia tích cực các hoạt động của Hội, Phân hội, Chi hội, phát huy vai trò hội viên.

5. Đóng hội phí đầy đủ.

Điều 7. Quyền lợi của Hội viên.

1. Được tham gia các hoạt động của Hội: Phổ biến kinh nghiệm về sản xuất kinh doanh, bồi dưỡng nghề nghiệp, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ kỹ thuật công nghệ cũng như quản lý.

2. Được bảo vệ quyền lợi hợp pháp tổ chức sản xuất, sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm được, Hội bảo trợ sáng kiến cải tiến công nghệ.

3. Được thảo luận chấp vấn, biểu quyết, phê bình mọi công việc của Hội, được ứng cử, đề cử vào BCH của Hội, Chi hội.

4. Được quyền ra khỏi Hội.

Chương III

NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG, TỔ CHỨC CỦA HỘI

Điều 8. Nguyên tắc chung.

- Tổ chức và hoạt động của Hội theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách.

- Quyền quyết định cao nhất của Hội là Đại hội đại biểu Hội. Đại hội tổ chức 5 năm một lần, do BCH Hội triệu tập. Đại hội bất thường được triệu tập khi 2/3 số Ủy viên BCH yêu cầu.

- Đại hội Hội họp 5 năm một lần.

Tổ chức của Hội gồm:

+ Ban Chấp hành Hội Thủy lợi Phú Thọ

+ Các Chi hội, Phân hội

+ Các đơn vị trực thuộc Hội theo quy định của Pháp Luật

Điều 9. Đại hội đại biểu Hội Thủy lợi Phú Thọ.

- Nhiệm vụ của Đại hội:

+ Thảo luận báo cáo tổng kết nhiệm kỳ và quyết định phương hướng hoạt động nhiệm kỳ tới của Hội.

+ Thảo luận, góp ý kiến vào báo cáo nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Hội.

+ Quyết định nhiệm vụ, mục tiêu, biện pháp công tác của hội.

+ Thông qua Điều lệ Hội sửa đổi, bổ sung (nếu có).

+ Bầu Ban Chấp hành Hội và Ban Kiểm tra Hội.

Điều 10. Ban Chấp hành Hội Thủy lợi Phú Thọ.

1. Ban Chấp hành Hội là cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa hai nhiệm kỳ Đại hội, số ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định theo yêu cầu thực tế, Ban Chấp hành họp 1 năm một lần.

2. Ban Chấp hành Hội có nhiệm vụ

- Quyết định các biện pháp thực hiện Nghị quyết, chương trình hoạt động do Đại hội đề ra.

- Quyết định chương trình, kế hoạch công tác hàng năm và hướng dẫn thực hiện Điều lệ, hoạt động cho các Chi hội, Phân hội…

- Bầu cử và tham mưu các chức danh: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký và các ủy viên Thường vụ.

- Chuẩn bị nội dung chương trình nghị sự và tài liệu trình Đại hội Hội Thủy lợi.

- Quyết định triệu tập Đại hội nhiệm kỳ và Đại hội bất thường.

- Xem xét bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành Hội, xem xét đề nghị và quyết định khen thưởng, kỷ luật ủy viên Ban Chấp hành Hội, hội viên, đơn vị trực thuộc Hội.

Điều 11. Ban Thường vụ Hội Thủy lợi Phú Thọ.

1. Thường vụ thay mặt BCH điều  hành hoạt động của Hội giữa hai nhiệm kỳ Ban Thường vụ gồm: Chủ tịch, phó Chủ tịch, Tổng thư ký và một số Ủy viên Ban Thường vụ 3 tháng họp 1 lần và theo yêu cầu cụ thể.

2. Ban Thường vụ có nhiệm vụ:

- Chỉ đạo điều hành các hoạt động của Hội giữa 2 nhiệm kỳ họp Ban Chấp hành.

- Báo cáo công tác trong các kỳ họp Ban chấp hành.

- Quyết định thành lập các Ban và các tổ chức trực thuộc Hội theo quy định của pháp luật.

- Quyết định kế hoạch công tác, chương trình hoạt động của các ban, các đơn vị.

- Báo cáo kết quả công tác, phương hướng nhiệm vụ trước Ban Chấp hành về hoạt động của Hội, BTV, các đơn vị trực thuộc hội.

- Quyết định nhân sự của Hội, các Chi hội… Đơn vị trực thuộc Hội theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Ban Thường trực theo dõi về thi đua khen thưởng, kết nạp hội viên mới, chỉ đạo hoạt động cơ sở và theo yêu cầu công tác cụ thể.

Điều 13. Ban Kiểm tra Hội:

Ban Kiểm tra Hội gồm có: Trưởng ban, Phó trưởng ban và một số Ủy viên:

- Nhiệm vụ của Ban Kiểm tra Hội    

+ Kiểm tra chấp hành Điều lệ Hội, các Nghị quyết của Đại hội, của Ban Chấp hành Hội.

- Nhiệm kỳ 5 năm 1 lần, theo nhiệm kỳ của BCH.       

Điều 14. Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội.

1. Chủ tịch Hội có quyền hạn, nhiệm vụ:

-  Là người đại diện của Hội trước Pháp luật

- Tổ chức điều hành việc thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đại hội, các quy định của Ban chấp hành, Ban Thường vụ Hội.

- Ký quyết định bổ nhiệm nhân sự văn phòng và các tổ chức do Hội thành lập.

- Chịu trách nhiệm trước BCH về hoạt động của Hội Thủy lợi

2. Phó Chủ tịch Hội.

Là người giúp việc cho Chủ tịch Hội, được chủ tịch Hội phân công giải quyết từng vần đề cụ thể và được ủy quyền điều  hành công việc của BCH khi chủ tịch Hội vắng mặt.

3. Tổng thư ký.

Là người điều hành trực tiếp mọi hoạt động của Văn phòng, chuẩn bị nội dung các kỳ sinh hoạt của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ định kỳ báo cáo cho BCH, Ban Thường vụ về hoạt động của hội. Báo cáo hàng năm, báo cáo nhiệm kỳ của BCH. Quản lý tài sản, tài chính. Chịu trách nhiệm về hoạt động của Văn phòng.

Điều 15. Tổ chức của Hội Thủy lợi Phú Thọ.

Hội Thủy Lợi Phú Thọ có các phân hội, chi hội, các đơn vị trực thuộc Hội theo quy định của pháp luật. Khi có quyết định thành lập, Chi hội, Phân hội bầu ra Chi Hội Trưởng, Phân Hội trưởng, Chi hội phó, Phân hội phó… nhiệm kỳ của Chi hội, Phân hội là 5 năm theo nhiệm kỳ của BCH Hội, Chi hội, Phân Hội… mỗi năm họp 1 lần và theo yêu cầu cụ thể./.