day
,
00
/
month
/
0000
Tiếng Việt
English
Thứ Năm, 09/01/2025, 09:47 (GMT+7)
HỘI ĐÔNG Y TỈNH PHÚ THỌ
Tên hội: Hội Đông y tỉnh Phú Thọ
Đại hội lấn thứ: ... Nhiệm kỳ: 2020-2025. Năm Đại hội: 2020
Chủ tịch: Nguyễn Xuân Thủy. Nam (nữ): Nam. Điện thoại: 0912 387 888
Phó Chủ tịch: Phạm Thị Hồng Tuyết. Nam (nữ): Nữ. Điện thoại:
Phó Chủ tịch: Hà Thị Thu Trang. Nam (nữ): Nữ. Điện thoại:
Phó Chủ tịch: Đỗ Thế Hùng. Nam (nữ): Nam. Điện thoại:
Địa chỉ: Ngõ 507, đường Châu Phong, Gia Cẩm, Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Điện thoại:
Email: dongypt@gmail.com
ĐIỀU LỆ HỘI ĐÔNG Y TỈNH PHÚ THỌ
Nền Đông y là một trong những di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam. Nền Đông y Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, là một bộ phận thực thể đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân đóng góp to lớn vào công cuộc dựng nước và giữ nước trong các thời đại lịch sử của dân tộc.
Nền Đông y bao gồm Y học cổ truyền dân tộc Việt Nam và Y học dân gian. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 thắng lợi, được sự quan tâm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 8 năm 1946 Hội Đông y cứu quốc được thanh lập theo Sắc lệnh số: 52 của Chủ tịch nước - Hồ Chủ tịch .Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, ngày 3 tháng 6 năm 1957, Bộ Nội vụ ban hành Nghị định số: 339/NV/DCNĐ thành lập Hội Đông y Việt Nam. Từ đó Hội Đông y Việt Nam không ngừng phát triển cả về tổ chức và chuyên môn nghiệp vụ, đến nay Hội có một tổ chức hoàn chỉnh 4 cấp từ Trung ương tới xã, phường, thôn bản.
Hội Đông y tỉnh Phú Thọ được thành lập theo Công văn số 5603/DC/DS ngày 14/10/1959 do Giám đốc Vụ dân chính (Bộ Nội vụ) Hồ Đăng Ninh ký: Cho phép thành lập Phân Hội Đông y tỉnh Phú Thọ. Theo đó, Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh Phú Thọ - Nguyễn Chấn đã ký Quyết định số: 1050/QĐNC ngày 30 tháng 10 năm 1959, cho phép thành lập : Hội Đông y tỉnh Phú Thọ.
Hội được tái lập theo Quyết định số: 117/QĐ-UB ngày 29/01/1997 của UBND tỉnh Phú Thọ công nhận Hội Đông y Phú Thọ là hội nghề nghiệp sau khi chia tách tỉnh Vĩnh Phú thành 2 tỉnh: Phú Thọ và Vĩnh Phúc.
Từ khi thành lập tới nay Hội Đông y tỉnh Phú Thọ hoạt động theo Điều lệ của Trung ương Hội Đông y Việt Nam và Nghị định số: 45/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
Chương I
TÊN GỌI, TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH CỦA HỘI
Điều 1: Tên gọi của hội: Hội Đông y tỉnh Phú Thọ
Điều 2: Tôn chỉ
Hội Đông y tỉnh Phú Thọ là một tổ chức xã hội nghề nghiệp của các lương y, cán bộ, thầy thuốc và nhân dân tỉnh Phú Thọ đang hành nghề Đông y, Đông dược, hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy, phòng bệnh, khám chữa bệnh bằng các phương pháp của nền Đông y Việt Nam, một di sản văn hóa dân tộc trong lĩnh vực Đông y.
Điều 3: Mục đích của Hội Đông y tỉnh Phú Thọ
Hội Đông y tỉnh Phú Thọ tập hợp và đoàn kết những người làm nghề y và dược theo các phương pháp Đông y cổ truyền Việt Nam, tự nguyện đem hết khả năng, kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn, cống hiến cho sư nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Hội phối hợp với ngành y tế để thừa kế, phát huy và phát triển những tinh hoa vốn quí của nền Đông y trong tỉnh và trong nước. Kế thừa, bảo tồn những phương thuốc, vị thuốc, cây thuốc của các lương y, thầy thuốc, hội viên trong tỉnh và ngoài tỉnh, để xây dựng nền Đông y nước nhà ngày càng phát triển, kết hợp chặt chẽ giữa Đông y và Tây y để xây dựng nền y học Việt Nam theo hướng: Khoa học, dân tộc, đại chúng, thiết thực phục vụ sức khỏe nhân dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước .
Điều 4: Nguyên tắc, phạm vi hoạt động của Hội Đông y tỉnh Phú Thọ
Hội Đông y tỉnh Phú Thọ, được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, tự nguyện, hiệp thương, có sự lãnh đạo của Đảng, quản lý và hỗ trợ của Nhà nước.
Cấp trên trực tiếp của Hội là Trung ương Hội Đông y Việt Nam. Hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Thọ. Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ. Hội có quan hệ chặt chẽ với ngành y tế trong việc phòng bệnh, khám chữa bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Hội hoạt động trong phạm vi tỉnh Phú Thọ. Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản tại Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước. Trụ sở tỉnh Hội đặt tại Thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ.
Hội có cơ quan ngôn luận để tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, truyền bá học thuật, giáo dục y đức cho hội viên, nuôi trồng, bào chế những cây con làm thuốc của đồng bào, nhân dân trong tỉnh, để từng bước xã hội hóa nền đông y tại cộng đồng.
Hội lấy ngày 30 tháng 10 hàng năm làm ngày Kỷ niệm thành lập hội Đông y tỉnh Phú Thọ.
Hội lấy ngày Rằm tháng Giêng (15/1) Âm lịch hàng năm làm ngày truyền thống của Hội.
Chương II
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HỘI
Điều 5. Nhiệm vụ của Hội
5.1. Vận động, tập hợp, giáo dục y đức, y thuật và đoàn kết những người làm nghề đông y, động viên mọi người ra sức đóng góp vật chất, kinh tế, tài năng và kinh nghiệm vào công tác phòng bệnh, chữa bệnh, nghiên cứu, nuôi trồng vào bào chế thuốc đông y phục vụ sức khỏe cho nhân dân.
5.2. Xây dựng, tổ chức Hội trên các mặt: Truyền bá học thuật của nền y học cổ truyền phương đông, y học cổ truyền và y học dân gian của Việt Nam, biên soạn và dịch tài liệu, sách báo y dược học thuộc lĩnh vực đông y, xuất bản hướng dẫn lý luận và kinh nghiệm về y, dược học đông y, để nâng cao trình độ của hội viên đảm bảo yêu cầu xây dựng Hội trước mắt và lâu dài.
5.3 Hội cùng với các ngành y tế phối hợp, tổ chức tốt việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, lương y của tỉnh ngày càng đông đảo, để thừa kế phát triển nền Đông y Việt Nam, vận động người có môn thuốc, cây thuốc, vị thuốc gia truyền cống hiến và truyền thụ cho Hội, nhằm mục đích kế thừa và xây dựng đội ngũ cán bộ, thầy thuốc đông y cho thế hệ sau, ngày càng tốt hơn.
5.4 Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho hội viên và rèn luyện đạo đức trong nghề nghiệp. Động viên hội viên đóng góp công sức của mình xây dựng sự nghiệp chung của Hội.
5.5. Hội lấy 9 điều y huấn cách ngôn của Đại Y Tôn Hải Thượng Lãn Ông- Lê Hữu Trác làm đạo đức hành nghề của Hội.
5.6. Hội tham gia góp ý kiến với các cơ quan của Đảng và Nhà nước, tư vấn phản biện trong việc xây dựng những chính sách, chế độ, liên quan với nền Đông y và với những người làm nghề đông y để tạo thuận lợi cho việc phát triển và từng bước hiện đại hóa nền đông y Việt Nam.
5.7 Hội phát triển mở rộng quan hệ hoạt động với các Hội Đông y trong nước và quốc tế theo đúng pháp luật của Nhà nước.
5.8 Hội tổ chức giáo dục, hướng dẫn, tạo điều kiện cho hội viên hành nghề, truyền nghề theo Điều lệ của Hội và pháp luật hiện hành của Nhà nước.
5.9. Hội có trách nhiệm tham gia thực hiện tốt Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân, Luật khám chữa bệnh của Nhà nước ban hành.
Điều 6. Quyền hạn của Hội
6.1 Tạo điều kiện thuận lợi cho Hội Viên hành nghề, truyền nghề Đông y, Đông dược theo đúng Điều lệ của Hội và pháp luật hiện hành của Nhà nước. Chống lợi dụng danh nghĩa Hội Đông y để hành nghề trái pháp luật .
6.2. Bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của hội viên.
6.3. Tổ chức hướng dẫn hoạt động cho hội viên.
6.4. Bồi dưỡng và cấp chứng chỉ chuyên môn cho hội viên trong lĩnh vực đông y, đông dược.
6.5. Tổ chức khám chữa bệnh, điều trị bằng các phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc của nền đông y cổ truyền.
6.6. Sưu tầm, kế thừa, ứng dụng và phổ biến các vị thuốc hay, những bài thuốc quí, các bài thuốc, vị thuốc gia truyền, kinh nghiệm tốt. Tổ chức nuôi trồng, bào chế thuốc nam để sử dụng chủ động và gìn giữ những gen cây thuốc quí của Phú Thọ và các địa phương trong nước.
6.7.Tổng kết kinh nghiệm chuyên môn, nghiên cứu khoa học, kết hợp đông y với tây y một cách hợp lý, kết hợp phương pháp cổ truyền với hiện đại để khám chữa bệnh, phòng bệnh cho nhân dân trong tỉnh và ngoài tỉnh.
Chương III
HỘI VIÊN
Điều 7. Tiêu chuẩn và hình thức hội viên
7.1. Tiêu chuẩn:
Hội viên Hội Đông y tỉnh Phú Thọ gồm: Những Lương y, người làm thuốc gia truyền, thuốc dân tộc, các giáo sư, Tiến sỹ, Bác sĩ, Dược sĩ, Y sỹ, kỹ thuật viên, những người nghiên cứu, giảng dạy, hoạt động về nền đông y Việt Nam, tán thành Điều lệ của Hội, tự nguyện làm đơn xin nhập Hội thì được công nhận là hội viên.
7.2 Hình thức Hội viên:
Gồm: Hội viên chính thức, hội viên liên kết, hội viên danh dự.
7.2.1.Hội viên chính thức: Là những cán bộ hội viên trong và ngoài tỉnh hoạt động trong lĩnh vực đông y, đông dược có đủ điều kiện kết nạp vào Hội.
7.2.2. Hội viên liên kết: Là những cán bộ và nhân dân trong và ngoài tỉnh muốn hợp tác, giúp đỡ góp phần phát triển nền đông y, đông dược, được Ban Chấp hành tỉnh Hội đồng ý công nhận.
7.2.3. Hội viên danh dự: là cán bộ, nhân dân có uy tín, tâm huyết đóng góp vào sự phát triển nền đông y, đông dược. Việc đóng hội phí của hội viên là tự nguyện.
Điều 8. Hội viên có nhiệm vụ
8.1. Ngiêm chỉnh chấp hành các Chỉ thị, Nghị quyết của Hội và Điều lệ Hội. Tham gia sinh hoạt Hội, đóng hội phí, xây dựng quĩ hội, hưởng ứng mọi hoạt động của Hội, gương mẫu chấp hành các chế độ chính sách và pháp luật của Nhà nước qui định
8.2. Tích cực học tập tiếp thu những tinh hoa của nền đông y Việt Nam với ý thức tự lực tự cường, năng động sáng tạo, sẵn sàng cống hiến tài năng, kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn của mình để phục vụ sức khỏe nhân dân, góp phần xây dựng nền Y học Việt Nam khoa học, dân tộc, đại chúng, phục vụ nhân dân.
8.3. Với ý thức trách nhiệm của mình, mỗi hội viên cần đấu tranh chống những tư tưởng, hành động trái với lời dạy của Hồ Chí Minh “Lương`Y phải như từ mẫu”, luôn luôn lấy 9 điều Y huấn cách ngôn của Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác làm tiêu chuẩn đạo đức, soi sáng mỗi người trong nghề nghiệp, không làm những việc tổn hại đến thanh danh của Hội.
8.4. Tích cực học tập nâng cao trình độ về mọi mặt, rèn luyện Y đức giữ gìn phẩm chất và tư cách người hội viên.
8.5. Tích cực tuyên truyền phát triển hội viên mới. Đóng hội phí đầy đủ theo qui định.
Điều 9. Hội viên có quyền
9.1 Thảo luận và biểu quyết mọi công việc của Hội, ứng cử và đề cử, bầu cử vào Ban Chấp hành Hội.
9.2. Được bồi dưỡng về tư tưởng đạo đức, chuyên môn kỹ thuật, được khuyến khích phát huy khả năng về mọi mặt để phục vụ nhân dân theo đúng pháp luật của Nhà nước.
9.3 Được hưởng mọi quyền lợi do Hội quy định như khen thưởng, học tập, tham quan…
9.4 Được tham gia Hội nghị các cấp để quyết định việc kỷ luật hoặc nhận xét công tác của mình, được đề nghị ý kiến của mình đến Trung ương Hội.
9.5. Được Hội bảo vệ quyền chính đáng về chuyên môn, bản quyền tác giả và tác phẩm, bài thuốc, phát kiến mới có hiệu quả kinh tế, khoa học về đông y.
9.6.Hội viên danh dự, hội viên tán trợ không tham gia các quyền tại điểm 9.1,điểm 9.4 của Điều này.
CHƯƠNG IV
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
Điều 10. Hoạt động của Hội được tổ chức theo nguyên tắc: Dân chủ, tự nguyện, hiệp thương thống nhất các tổ chức Hội:
Tổ chức các Hội gồm Ban chấp hành Hội Đông y tỉnh Phú Thọ và các Chi hội Đông y trực thuộc Ban Chấp hành tỉnh Hội. Việc thành lập các tổ chức trực thuộc Hội theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Hoạt động của các cơ quan lãnh đạo của Hội
Hội có Ban Chấp hành Hội. Ban Chấp hành Hội cấp nào do Đại hội đại biểu hoặc Đại hội hội viên cấp đó bầu ra. Số lượng ủy viên Ban Chấp hành Hội cấp nào do đại hội cấp đó quyết định.
Ban Chấp hành Hội các cấp khi thiếu ủy viên hoặc cần tăng cường Ban Chấp hành khi cần thiết thì được quyền bổ sung thêm ủy viên. Số ủy viên bầu bổ sung không quá 1/3 số ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội đó bầu ra.
Điều 12:
Đại biểu đi dự Đại hội các cấp phải được bầu từ đại hội cơ sở giới thiệu lên.
Ủy viên Ban Chấp hành các cấp Hội là đại biểu chính thức đi dự đại hội cấp đó (trừ những ủy viên Ban Chấp hành bị kỷ luật, bị cơ quan pháp luật khởi tố thì mất quyền đại biểu)
Đại hội bầu cử Ban Chấp hành mới theo nguyên tắc hiệp thương, dân chủ.
Điều 13. Cơ quan lãnh đạo của Hội Đông y tỉnh Phú Thọ
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của tỉnh Hội là Đại hội Đại biểu toàn tỉnh Hội. Có thể đại hội bất thường khi nhân sự có biến đổi lớn hoặc theo yêu cầu của cấp trên. Số lượng đại biểu dự Đại hội toàn tỉnh Hội do Ban Chấp hành tỉnh Hội qui định.
Điều 14. Đại hội đại biểu toàn tỉnh
14.1.Đại hội đại biểu toàn tỉnh được tổ chức 5 năm 1 lần.
14.2. Nhiệm vụ của Đại hội:
Thảo luận Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Hội, đề ra phương hướng nhiệm vụ cho nhiệm kỳ tới.
Thảo luận và biểu quyết Điều lệ Hội, sửa đổi bổ sung Điều lệ, chia tách, sáp nhập, giải thể hội.
Điều 15. Ban Chấp hành
15.1. Ban Chấp hành Hội là cơ quan lãnh đạo của tỉnh Hội giữa 2 nhiệm kỳ đại hội. Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội đại biểu toàn tỉnh quyết định. Trường hợp khuyết Ủy viên Ban chấp hành thì Ban Chấp hành có thể bầu bổ sung không quá 10% so với số lượng Ủy viên Ban Chấp hành do đại hội qui định
15.2. Ban Chấp hành tỉnh Hội họp thường kỳ mỗi năm 2 lần, 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm. Khi có việc cần thì họp đột xuất.
15.3. Ban chấp hành Hội có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Quyết định của các biện pháp thực hiện nghị quyết, chương trình hành động trong nhiệm kỳ của đại hội.
Quyết định chương trình, kế họach công tác hàng quí, hàng năm của Hội
Bầu và bãi miễn các chương trình, kế hoạch công tác hàng quí, hàng năm của Hội viên. Bầu Ban Kiểm tra và quyết định công nhận hội viên danh dự. Bầu các tiểu ban giúp cho Ban Chấp hành điều hành một số công việc cần thiết.
Xét quyết định khen thưởng và kỷ luật hội viên.
Chuẩn bị nội dung chương trình, nhân sự phục vụ đại hội.
Quyết định triệu tập đại hội nhiệm kỳ hoặc đại hội bất thường.
Việc bầu các chức danh lãnh đạo của Hội phải được 2/3 số Ủy viên Ban Chấp hành có mặt tán thành.
Điều 16. Ban Thường vụ
16.1. Ban Chấp hành bầu ra Ban Thường vụ Hội. Số Ủy viên Ban Thường vụ không quá 1/3 số Ủy viên Ban Chấp hành Hội.
16.2. Ban Thường vụ gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Ban Thường vụ họp 3 tháng 1 lần, khi cần thì họp đột xuất.
16.3. Ban Thường vụ có nhiệm vụ như sau:
thay mặt Ban Chấp hành chỉ đạo, điều hành các công việc của Hội giữa 2 kỳ họp Ban Chấp hành. Báo cáo kiểm điểm công tác trong các kỳ họp Ban Chấp hành.
Chủ tịch và các Phó Chủ tịch, các Ủy viên Ban Thường vụ, được Ban Chấp hành Hội giao nhiệm vụ thường trực để giải quyết công việc hàng ngày.
16.4. Quyền hạn Ban Thường vụ
Quyết định thành lập các tổ chức trực thuộc Hội theo tổ chức Điều lệ Hội và qui định của Nhà nước về tổ chức và hoạt động Hội.
Thành lập Hội đồng khoa học và công nghệ của Hội. Chuẩn bị các chương trình hoạt động, kế hoạch công tác thông qua Ban Chấp hành Hội.
Quyết định gia nhập các tổ chức trong nước và quốc tế theo qui định của nhà nước.
Cử cán bộ đi dự hội nghị, hội thảo, tập huấn trong nước và quốc tế, đi công tác nước ngoài theo qui định của Nhà nước.
Quyết định công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật thuộc quyền hạn của Hội.
16.5. Ban Thường vụ giao cho Thường trực Hội giải quyết một số công việc thông thường hàng ngày và đột xuất sau đó báo cáo lại Ban Thường vụ.
Điều 17. Chủ tịch và các Phó Chủ tịch hội
17. 1. Chủ tịch Hội là người đứng đầu Hội Đông y tỉnh, do Ban Chấp Hội bầu ra. Chủ tịch hội chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành Hội về các mặt công tác hội.
17.2. Các Phó Chủ tịch Hội là người giúp việc cho Chủ tịch Hội, do Ban Chấp hành Hội bầu ra, được Ban Chấp hành Hội và Chủ tịch Hội giao một số nhiệm vụ cụ thể.
17.3. Phó Chủ tịch thường trực do Ban Chấp hành Hội bầu, thường trực tại văn phòng Hội, thay mặt Chủ tịch Hội giải quyết công việc Hội khi Chủ tịch Hội vắng mặt.
Điều 18 Ban Kiểm tra
Ban Kiểm tra do Ban Chấp hành Hội bầu gồm trưởng ban, Phó Trưởng ban, các Ủy viên
Ban Kiểm tra có nhiệm vụ giúp Ban Chấp hành kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Hội, việc khiếu nại của các tổ chức Hội và hội viên
Nhiệm kỳ của ban Kiểm tra theo nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Hội
Điều 19. Văn phòng Hội
Văn phòng Hội có nhiệm vụ giúp Ban Chấp hành Hội và Chủ tịch Hội tổ chức các hoạt động của Hội và làm đầu mối điều hành hoạt động các ban, tiểu ban của Hội trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Điều 20. Trung tâm thừa kế ứng dụng của Hội
Trung tâm thừa kế ứng dụng của Hội là bộ phận trực thuộc Ban Chấp hành Hội có chức năng và nhiệm vụ:
- Tổ chức khám chữa bệnh, phòng bệnh bằng các phương pháp của đông y.
- Thừa kế và nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn, kiểm nghiệm thực tiễn những bài thuốc, cây thuốc, vị thuốc, phương thuốc kinh nghiệm, gia truyền thuốc dân gian, tâm đắc do các lương y hội viên cống hiến và phổ biến nhân rộng những kết quả.
- Tổ chức nuôi trồng và chế biến, trao đổi dược liệu phục vụ công tác điều trị và nghiên cứu của Hội.
- Tổ chức học tập bồi dưỡng chuyên môn cho các hội viên./.