day
,
00
/
month
/
0000
Tiếng Việt
English
Thứ Hai, 30/12/2024, 12:00 (GMT+7)
HỘI BẢO VỆ THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH PHÚ THỌ
Tên hội: Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường tỉnh Phú Thọ
Tên tiếng Anh: Phu Tho Association for Conservation of Nture and Environment
Đại hội lần thứ: II, nhiệm kỳ 2016 - 2021. Năm Đại hội: 2016
Chủ tịch: TS. Bùi Phúc Khánh. Nam (nữ): Nam. Điện thoại: 0913282303
Phó Chủ tịch: ThS. Trần Công Bút. Nam (nữ): Nam. Điện thoại: 0913.282.257
Địa chỉ: Tổ 63, Khu Hợp Phương, Đô thị Minh Phương, Nông Trang, Việt Trì, Phú Thọ
Điện thoại: 0913282303
Email: bpkhanh50@gmail.com
ĐIỀU LỆ HỘI BẢO VỆ THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH PHÚ THỌ
Chương I
TÊN HỘI, TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH
Điều 1: Tên hội.
Tên tiếng việt: Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường tỉnh Phú Thọ
Tên tiếng Anh: Phu Tho Association for Conservation of Nture and Environment
Điều 2. Tôn chỉ, mục đích.
Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Phú Thọ (Sau đây viết tắt là Hội BVTN&MT) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của những người quan tâm cống hiến hoặc hoạt động trong lĩnh vực thiên nhiên và môi trường, được thành lập theo Quyết định số 4697/QĐ-UBND ngày 28/12/2009 của UBND tỉnh Phú Thọ.
Mục đích của Hội BVTN&MT tỉnh Phú Thọ là nhằm tập hợp, huy động các cá nhân và tổ chức xã hội ở Phú Thọ tham gia vào các hoạt động bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.
Hội BVTN&MT tỉnh Phú Thọ tán thành Điều lệ và là thành viên của Hội BVTN&MT Việt Nam.
Điều 3. Địa vị pháp lý
Hội BVTN&MT tỉnh Phú thọ hoạt động theo Điều lệ hội và Pháp luật của Nhà nước. Hội chịu sự quản lý Nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước liên quan, là thành viên của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Phú Thọ. Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và tài khoản tại ngân hàng, có trụ sở Hội đặt tại thành phố Việt Trì. Tùy theo nhu cầu Hội có thể thành lập Chi hội tại một số địa phương và cơ sở theo quy định của Pháp luật.
Chương II
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA HỘI
Điều 4. Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Phú Thọ có nghĩa vụ:
1.Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ thiên nhiên và môi trường trong mọi tầng lớp nhân dân.
2. Vận động nhân dân thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật bảo vệ thiên nhiên và môi trường, tích cực đóng góp công sức cho các hoạt động bảo vệ thiên nhiên và môi trường, đấu tranh chống mọi hành vi vi phạm pháp luật và các quy định về bảo vệ thiên nhiên và môi trường.
3. Tham gia cùng với các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng và thực hiện các chính sách pháp luật về bảo vệ thiên nhiên và môi trường trên địa bàn, thực hiện các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội cho các cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh doanh, về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội khi được yêu cầu, hoặc do Hội tự đề xuất.
4. Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, trình độ kiến thức của hội viên trong công tác bảo vệ thiên nhiên và môi trường, tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về bảo vệ thiên nhiên và môi trường.
Điều 5. Quyền hạn
1.Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hội và hội viên tham gia
2.Gây quỹ Hội trên cơ sở hội phí của Hội viên và các nguồn thu từ hoạt động của Hội, nhận tài trợ hợp pháp của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.
3. Hợp tác với các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện tốt việc bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam nói chung và ở Phú Thọ nói riêng, góp phần bảo vệ thiên nhiên và môi trường khu vực và thế giới.
4. Tham gia là các thành viên của các tổ chức, hiệp hội khu vực và Quốc tế hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ thiên nhiên và môi trường có tính đặc thù theo chương trình kế hoạch của Hội BVTN&MT Việt Nam và theo quy định của Pháp luật.
Chương III
HỘI VIÊN
Điều 6. Hình thức và tiêu chuẩn hội viên.
1. Hội viên cá nhân: Hội viên cá nhân là công dân Việt Nam có khả năng và trình độ chuyên môn, quan tâm đến bảo vệ thiên nhiên và môi trường, tự nguyện hoạt động cho Hội, tán thành Điều lệ của Hội, làm đơn gia nhập Hội và được Ban Chấp hành Hội công nhận.
2. Hội viên tập thể: Hội viên tập thể là tập thể những người đang làm việc, học tập tại các cơ quan tổ chức, trường học ở Phú Thọ tự nguyện hoạt động cho Hội, tán thành Điều lệ của Hội, do người đứng đầu thay mặt làm đơn gia nhập Hội và được Ban Chấp hành Hội công nhận.
3. Hội viên danh dự: Hội viên danh dự là tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác bảo vệ thiên nhiên và môi trường và hỗ trợ tích cực cho các hoạt động của Hội, được Ban Chấp hành xem xét, công nhận.
Điều 7. Kết nạp và thủ tục ra khỏi Hội.
1.Tổ chức, cá nhân nêu tại khoản 1,2,3 của điều 6 nói trên, tự nguyện tham gia Hội, làm đơn theo quy định của Ban Chấp hành và được chấp nhận nếu có trên 50% số ủy viên Ban Chấp hành tán thành.
2. Hội viên tự nguyện xin ra khỏi Hội chỉ cần nộp đơn cho Ban Chấp hành Chi hội hoặc Ban Chấp hành tỉnh Hội.
Điều 8. Quyền của hội viên.
1. Được cấp thẻ Hội viên theo quy định cụ thể của Ban Chấp hành Hội
2. Tham gia thảo luận và biểu quyết về các công việc của Hội trong các Hội nghị của Hội
3. Ứng cử và bầu cử vào cơ quan lãnh đạo của Hội, được đồng thời tham gia các hội khác.
4. Tùy theo điều kiện cụ thể và khả năng của Hội, được giúp đỡ trong việc thực hiện các công việc của Hội hoặc các hoạt động BVTNMT như: cung cấp thông tin; sử dụng một số phương tiện, tài liệu của Hội; tham gia thực hiện các nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội của các dự án hoặc đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do Hội chủ trì thực hiện; dự các lớp huấn luyện, đào tạo; giới thiệu hoặc cử đi dự các cuộc họp tham quan, học tập trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
5. Hội viên tập thể và Hội viên danh dự được mời tham gia thảo luận các công việc của Hội trong các Hội nghị nhưng không được biểu quyết và ứng cử bầu vào các cơ quan lãnh đạo Hội.
Điều 9. Nhiệm vụ của hội viên
1. Gương mẫu chấp hành chính sách và pháp luật về Bảo vệ môi trường của Nhà nước và vận động cá nhân, tập thể xung quanh cùng làm theo.
2. Tôn trọng và chấp hành Điều lệ, Nghị quyết của Hội.
3. Tham gia tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ của Hội và xây dựng Hội.
4. Đóng Hội phí theo quy định của Hội.
Chương IV
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA HỘI
Điều 10. Nguyên tắc tổ chức
1. Hội được tổ chức và hoạt động theo hình thức tự nguyện, tự quản và tự trang trải kinh phí.
2. Tổ chức của Hội bao gồm: Đại hội đại biểu toàn tỉnh, Ban Chấp hành Hội, Ban Thường vụ, Ban Kiểm tra, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và văn phòng giúp việc.
3. Hội được tổ chức ở tỉnh và các Chi hội ở địa phương, cơ sở theo quy định của Pháp luật.
Điều 11. Đại hội đại biểu
1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội đại biểu toàn tỉnh do Ban Chấp hành Hội triệu tập 5 năm 1 lần. Trong trường hợp có từ 2/3 ủy viên Ban Chấp hành Hội trở lên chính thức đề nghị thì có thể triệu tập Đại hội bất thường.
2. Đại hội có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Thông qua báo cáo của Ban Chấp hành Hội về hoạt động của Hội nhiệm kỳ trước và phương hướng công tác trong nhiệm kỳ tới.
b) Thông qua Điều lệ và quyết định sửa đổi Điều lệ của Hội và những vấn đề lớn do Đại hội đề xuất.
c) Bầu Ban Chấp hành Hội, Ban Thường vụ, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký và Ban Kiểm tra. Hình thức bầu do đại hội quyết định.
d) Cử đại biểu đi dự Đại hội Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh và Đại hội đại biểu Hội BVTN& MT Việt Nam.
Điều 12. Ban Chấp hành
1. Cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ Đại hội là Ban Chấp hành Hội do Đại hội bầu ra. Giữa hai kỳ Đại hội, Ban Chấp hành có quyền bãi nhiệm, bổ sung ủy viên, nhưng số lượng ủy viên được bổ sung không được quá 1/5 tổng số ủy viên do Đại hội bầu ra.
Ban Chấp hành Hội họp thường kỳ mỗi năm một lần:
2. Ban Chấp hành Hội có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Lãnh đạo thực hiện nghị quyết của Đại hội.
b) Giữ mối liên hệ với các cơ quan Nhà nước, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh, các Hội bạn và các tổ chức trong, ngoài nước.
Điều 13. Ban Thường vụ.
1. Cơ quan thường trực điều hành các hoạt động của Ban Chấp hành giữa hai kỳ họp là Ban Thường vụ. Ban Thường vụ gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, và các ủy viên Thường vụ.
Tổng số thành viên Ban Thường vụ không quá 1/5 tổng số ủy viên Ban Chấp hành.
Ban Thường vụ định kỳ họp 6 tháng một lần.
2. Ban Thường vụ có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chương trình công tác đã được Ban Chấp hành thông qua.
b) Chuẩn bị báo cáo cho các cuộc họp Ban Chấp hành Hội.
c) Giải quyết các công việc phát sinh.
3. Chủ tịch danh dự là người có trình độ, uy tín có công lao đóng góp cho lĩnh vực Hội hoạt động. Chủ tịch danh dự do đại hội suy tôn.
4. Chủ tịch hội do đại hội đại biểu bầu ra trong số các ủy viên thường vụ. Chủ tịch Hội có quyền hạn và trách nhiệm:
a) Là đại diện pháp nhân của Hội trước pháp luật.
b) Tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đại hội và các Quyết định của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ.
c) Triệu tập và chủ trì cuộc họp của Ban Chấp hành hội.
d) Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành và toàn thể hội viên về các hoạt động của Hội.
5. Các Phó Chủ tịch do đại hội đại biểu bầu ra trong số các ủy viên thường vụ. Phó Chủ tịch là người giúp việc cho Chủ tịch hội, được Chủ tịch phân công phụ trách từng lĩnh vực. Phó Chủ tịch thường trực giúp Chủ tịch điều hành hoạt động hàng ngày của Hội theo sự ủy nhiệm của chủ tịch.
Điều 14. Ban Kiểm tra
1. Ban Kiểm tra có 1 Trưởng ban là ủy viên Ban Chấp hành Hội do Đại hội bầu và không quá 3 thành viên.
2. Ban Kiểm tra có nhiệm vụ kiểm tra, xác minh, xem xét và kiến nghi biện pháp xử lý đối với trường hợp vi phạm Điều lệ hoặc các quy định khác của Hội.
Điều 15. Văn phòng Hội.
Cơ quan giúp việc Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ tịch Hội là Văn phòng Hội, do Tổng thư ký phụ trách. Văn phòng Hội có nhiệm vụ, quyền hạn:
a ) Tổ chức thực hiện các Nghị quyết, Quyết định của Ban Chấp hành hội và Ban Thường vụ Hội.
b) Bảo đảm thông tin thường xuyên trong nội bộ Hội và quan hệ công tác của Hội với các cơ quan nước ngoài.
c) Thực hiện công tác hành chính văn thư lưu trữ của Hội
d) Quản lý tài sản của Hội.
Điều 16: Hội thành viên và Chi hội
1.Chi hội và các Hội thành viên của Hội BVTN&MT Phú Thọ hoạt động theo Điều lệ của Hội
2. Chi hội họp Đại hội toàn thể hội viên theo nhiệm kỳ 5 năm và bầu ra Ban Chấp hành Chi hội để điều hành công việc chung của Chi hội.
Các tổ chức, đơn vị trực thuộc được thành lập theo quy định của Pháp luật./