day

,

00

/

month

/

0000

Tiếng Việt

English

Khoa học công nghệ và nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ khi Việt Nam ra nhập TPP

Ngày 5/10/2015, Bộ trưởng Thương mại của 12 nước tham gia đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam đã tuyên bố kết thúc đàm phán.

Các bên thống nhất đạt một hiệp định với tiêu chuẩn cao, tham vọng, toàn diện và cân bằng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ việc làm, thúc đẩy sáng tạo, hiệu quả và tính cạnh tranh của các nền kinh tế.

- Thành viên đối tác TPP

- Những nội dung chính trong TPP

- TPP-Hiệp định của thế kỷ 21

Với tư duy mở cửa chưa từng có, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương vừa được 12 nước thống nhất sẽ mở ra cơ hội tiếp cận thị trường, hỗ trợ phát triển sản xuất trong toàn khu vực và xác lập tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn cầu.

Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, khu vực thương mại tự do lớn nhất từ trước tới nay, chiếm hơn 40% kinh tế và 30% thương mại toàn cầu. Có phạm vi cam kết rộng lớn và có mức độ cam kết sâu hơn so với những thỏa thuận thương mại tự do Việt Nam ký kết trước đây.

- Các điểm mấu chốt

Tiếp cận thị trường toàn diện

TPP đưa ra chính sách miễn - giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan với hầu hết các loại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, tạo ra cơ hội và những lợi ích mới cho kinh doanh, người lao động cũng như người tiêu dùng.

Đưa ra cam kết mang tính khu vực

TPP tạo điều kiện cho sự phát triển sản xuất, chuỗi cung ứng, nâng cao hiệu quả và hỗ trợ mục tiêu của việc tạo ra và hỗ trợ việc làm, nâng cao đời sống. Hiệp định cũng tăng cường năng lực giám sát, tạo điều kiện hội nhập qua biên giới cũng như mở cửa thị trường trong nước.

Nền tảng cho hội nhập khu vực

TPP được kỳ vọng tạo ra một nền tảng cho hội nhập kinh tế khu vực và có thể cho phép các nền kinh tế khác trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tham gia.

Thương mại toàn diện

TPP bao gồm các yếu tố mới nhằm đảm bảo các nền kinh tế ở tất cả các cấp độ phát triển và các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô có thể được hưởng lợi từ thương mại.

Giải quyết những thách thức mới

TPP khuyến khích đổi mới, hiệu quả và cạnh tranh bằng cách giải quyết những vấn đề mới, bao gồm phát triển kinh tế điện tử, vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế toàn cầu.

- TPP & KHCN

Năm 2015, lần đầu tiên khoa học công nghệ Việt Nam được cộng đồng quốc tế thừa nhận là nền khoa học có tốc độ tăng trưởng tốt với nhiều sản phẩm khoa học đạt trình độ khu vực và xứng tầm thế giới.

Năm 2015, Việt Nam được xếp hạng thứ 52 trên 141 nền kinh tế về năng lực đổi mới sáng tạo. Trong khối ASEAN, Việt Nam xếp thứ 3, vượt qua cả Thái Lan. Đây là lần đầu tiên chúng ta đạt được thứ hạng cao như vậy.

Giàn khoan tự nâng 90m nước là một trong nhiều thành tựu khoa học nổi bật của Việt Nam năm 2015. Sau khi DA được lắp đặt thành công trên biển, Việt Nam có thể tự hào là quốc gia sở hữu giàn khoan có chất lượng nằm trong top 3 khu vực Châu Á và top 10 trên thế giới.

Trong Hiệp định TPP, có hai vấn đề chính liên quan tới KHCN: Những yêu cầu đối với lĩnh vực sở hữu trí tuệ (SHTT) và những yêu cầu đối với chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm hàng hóa. 

- TPP  & KHCN

Thứ nhất, hình sự hóa một số vi phạm liên quan tới SHTT: Hiện nay, hệ thống pháp luật của Việt Nam chỉ xử phạt hành chính các hành vi vi phạm, chưa có những quy định xử lý bằng hình sự.

Thứ hai, là bảo hộ đối với dược phẩm, trong đó vấn đề gay cấn nhất là bảo hộ cơ sở dữ liệu thử nghiệm.

Thứ ba, vấn đề nông hóa phẩm. Việt Nam là nước nông nghiệp, nếu đáp ứng yêu cầu rất cao về nông hóa phẩm chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp.

Lợi ích về SHTT cũng rất tốt. Ví dụ, Việt Nam và các nước TPP bảo hộ lẫn nhau về chỉ dẫn địa lý.  Các nước TPP bảo hộ cho nhau một cách tuyệt đối. Tương tự với tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp.

Tiêu chuẩn chất lượng cũng có những lợi thế tương tự. Hiện nay các nước thường dựng hàng rào kỹ thuật ngoài hàng rào thuế quan để ngăn cản hàng hóa của ta vào đất nước của họ nên thủ tục kiểm nghiệm, đánh giá thường kéo dài, mất cơ hội của DN Việt Nam.

Với TPP, chúng ta có cơ chế thỏa thuận về sự chấp nhận các tổ chức đánh giá sự phù hợp của nhau để mỗi một nước có thể giao cho một số đơn vị đánh giá sự phù hợp có uy tín.

Gia nhập TPP là điều kiện thuận lợi đối với KHCN. Trước đây, chúng ta tiếp cận công nghệ mới rất khó khăn. Còn bây giờ với tư cách thành viên, chúng ta tiếp cận dễ dàng hơn. Vấn đề là chúng ta có đủ năng lực làm chủ nó không và trên cơ sở làm chủ chúng ta sẽ tự sáng tạo phát triển công nghệ riêng của mình.

TPP & tái cơ cấu nông nghiệp

 Để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và các mặt hàng nông, lâm, thủy sản;  Cần tăng cường nhân lực, nâng cao năng suất lao động, phát triển lực lượng lao động tiên tiến. Cần khẩn trương hoàn thiện môi trường chính sách; nâng cao năng lực thực thi pháp luật.

Phân tích, dự báo thị trường và khả năng vận dụng cam kết, các biện pháp được áp dụng trong các Hiệp định thương mại tự do. Tăng cường năng lực cho các Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp VN trong bối cảnh hội nhập kinh tế.

Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI): Đà Nẵng tiếp tục dẫn đầu năm 2015

1.Đà Nẵng: 68,34 điểm; 2.Đồng Tháp: 66,39; 3.Quảng Ninh: 65,75; 4.Vĩnh Phúc: 62,56; 5.Lào Cai: 62,32; 6.TP. HCM: 61,36; 7.Thái Nguyên: 61,21; 8.Quảng Nam: 61,06; 9.Long An: 60,86; 10. Thanh Hóa: 60,7

Chỉ số PCI được xây dựng nhằm đánh giá môi trường kinh doanh, chất lượng điều hành kinh tế và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền các tỉnh, thành phố của Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trong nước.

Chỉ số PCI gồm 10 chỉ số thành phần, phản ánh các lĩnh vực điều hành kinh tế có tác động đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Một địa phương được coi là có chất lượng điều hành tốt khi có: 1) Chi phí gia nhập thị trường thấp; 2) Tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định; 3) Môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai; 4) Chi phí không chính thức thấp; 5) Thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng; 6) Môi trường cạnh tranh bình đẳng; 7) Chính quyền tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp; 8) Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao; 9) Chính sách đào tạo lao động tốt; và 10) Thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả.

TPP & KHCN Phú Thọ

- Cần đánh giá chính xác thực trạng vị thế KHCN của tỉnh (về nguồn lực, cơ sở vật chất và thành tựu đã đạt được đến 2015).

- Tăng cường vai trò của Hội đồng KHCN trong dự tính, dự báo chiến lược, phản biện và thẩm định các Chương trình, Đề tài, Dự án, Đề án trọng điểm của tỉnh.

- Xây dựng Hệ thống dữ liệu về nguồn nhân lực Khoa học công nghệ, Ngân hàng Công nghệ mới của Quốc gia và thế giới.

- Thành lập các ban chủ nhiệm chương trình KHCN theo các lĩnh vực kinh tế chính của tỉnh. Định kỳ tổ chức hội thảo khoa học, tham quan các mô hình KHCN hiệu quả trong và ngoài nước.

TPP & Nông nghiệp Phú Thọ

- Xây dựng chiến lược phát triển Nông nghiệp của tỉnh, nói chung, chiến lược KHCN nông nghệp nói riêng đến năm 2020, tầm nhìn 2030: Chú trọng Kinh tế Vùng Trung du và Vùng Hà Nội (Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, phạm vi Vùng thủ đô Hà Nội gồm toàn bộ ranh giới Hà Nội và 9 tỉnh xung quanh là Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang), Du lịch Tâm linh; Du lịch sinh thái và Du lịch Nông nghiệp.

- Quy hoạch tổng thể và chi tiết các tiểu vùng sản xuất theo ngành hàng căn cứ vào tiềm lực và tính đặc thù của từng vùng và dự báo thị trường.

- Hiện nay hiệu quả sản xuất thấp, chỉ chú trọng số lượng vì hình thức tổ chức sản xuất (thể chế nông thôn) chưa rõ ràng: HTX hay Doanh nghiệp Nông dân?

- Ứng dụng Công nghệ cao trong nông nghiệp theo hướng an toàn, thân thiện với môi trường, thích ứng với BĐKH, sử dụng nước tiết kiệm và làm bạn với thiên nhiên.

- Lựa chọn đối tượng cây trồng, vật nuôi phù hợp với thị trường trong nước & xuất khẩu (Chè, cây Sơn, Lúa, Ngô, Lạc, Đậu tương, Rau, Hoa quả cao cấp, Nấm… Bò vàng, Cá Lăng, cá chép ròn…)

- Lựa chọn công nghệ: Công nghệ tiên tiến (cơ giới, nhà màn, nhà lưới); công nghệ cao (nhà kính, bán tự động…); công nghệ siêu cao (tự động hóa, điện toán đám mây, nông nghiệp vũ trụ, Nông nghiệp thông minh đặc biệt công nghệ sau thu hoạch, chế biến sâu).